Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng, là nơi lưu giữ những hiện vật còn khá nguyên vẹn của nền văn minh Champa. Đến với Bảo tàng Chăm, du khách sẽ được tự mình khám phá những cổ vật độc đáo,chiêm ngưỡng và thưởng thức các tác phẩm điêu khắc Chăm

hienvatbaotangcham
Hiện vật của Bảo tàng  Nghệ thuật  Điêu khắc Chăm Đà nẵng  bao gồm các bộ sưu tập hiện vật chất liệu đá sa thạch, đất nung, đồng và một số chất liệu khác. Ngoài ra còn có các bộ sưu tập phim, ảnh, tư liệu trên giấy và đĩa CD, DVD.
Hiện vật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm- Đồ Đá:
Hiện vt điêu khắc chất liệu đá chiếm số lượng lớn nhất và quan trọng nhất trong  các sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Các hiện vật này bao gồm các đài thờ, các bộ phận kiến trúc hoặc chi tiết trang trí của các tháp Chăm, các tượng thần, vật linh của người Chăm cổ.

Laksmi:
Laksmi là nữ thần của may mắn và hạnh phúc. Bà là nửa kia của thần Visnu, vị thần của sinh trưởng và bảo tồn.  Visnu có nhiều hóa thân và ở mỗi hóa thân bà đều là vợ của vị thần này. Laksmi được sinh ra từ biển khi các vị thần khuấy biển sữa. Bà ngồi trên đóa hoa sen, tay cầm búp sen, nở nụ cười nhân hậu và trầm tĩnh, chờ đem lại niềm vui và may mắn cho mọi người trên thế gian. Điêu khắc Chăm thường thể hiện  nữ thần này trong sắc thái tươi tắn và trầm tĩnh.

Kala:
Kala là vị thần của thời gian cũng đồng nghĩa với thần chết, thần của điêu tàn và hủy hoại. Kala đôi khi được đồng nhất với thần Siva ở khía cạnh hủy diệt, hay đồng nhất với thần Yama là thần chết. Trong điêu khắc Chăm, Kala thường được thể hiện bằng chất liệu đất nung với những mặt nạ hung dữ, đáng sợ như cách người ta hình dung về sự chết. Đó là hai mắt lồi, miệng há rộng với nhiều răng lởm chởm, hai răng nanh nhe ra đầy vẻ đe dọa.Hiện nay ở tháp G Mỹ Sơn còn rất nhiều mặt nạ Kala với nhiều dáng vẻ khác nhau trang trí ở chung quanh chân tường và thân tháp 


Đầu Makara:
Hình tượng Makara được thể hiện rất phổ biến trên các tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, vật linh này lại được thể hiện theo cách riêng.Theo thần thoại Ấn Độ, Makara là loài thủy quái, vật cưỡi của thần Varuna (thần biển) và cũng là vật cưỡi của nữ thần Gangadevi (nữ thần sông Hằng). Truyền thuyết khác cho rằng, Makara là loài vua rắn nước, chuyên về cõi âm, loài mang nước đến cho mùa màng bội thu được con người thờ cúng. Cơ thể Makara là sự tổng hòa các đặc điểm của cá sấu, voi và rắn, biểu tượng cho nước và cầu vồng; trong đó, rắn là cầu vồng, voi là sương, mây và mưa, đem lại sự sống.Trong điêu khắc Chămpa, Makara xuất hiện sớm, từ thế kỷ VII-VIII và chỉ được thể hiện phần đầu, với miệng đang nhả thú, thể hiện ước mơ phồn thực. Ở Bình Định, PGS-TS Ngô Văn Doanh cho rằng, Makara có niên đại sớm là một tác phẩm được tìm thấy tại phế tích tháp ở núi Cấm (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn), hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Hai chiếc đầu Makara quay ra ngoài, tạo thành kiểu trang trí có chức năng làm chân đế cho một vòm cuốn, phía trên là hình tượng nữ thần Uma hay Durga (vợ Siva) mười cánh tay đang trong tư thế múa. Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết nữ thần Uma đang xông trận để tiêu diệt con quỷ đầu trâu Mahisha.
Dau-Makara
Hiện vật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm- Đồ đồng:
Tượng Bồ tát Tara:
Đây là tượng bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật Chăm, thể hiện hoá thân nữ của Bồ tát Avalokitesvara dưới tên gọi Tara. Bồ tát được thể hiện đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, tay trái cầm tù và ốc, tay phải cầm hoa sen nở, bên trong có gương sen.
Tượng khoác sarong hai lớp, từ thắ dài đến mắt cá chân. Lớp trong của sarong đơn giản, có những kẻ sọc, bó sát thân mình, buông dài bằng lớp ngoài. Chính giữa sarong bên trong trang trí một băng nổi trơn. Chiếc sarong ngoài khá đặc biệt, là một loại váy quấn nhiều vòng từ sau ra  trước, đầu mối giắt trước bụng. Nó được thể hiện như một loại vải mềm mại bởi những đường xếp tự nhiên khi vải được vắt lên trên. Kỳ thực, váy gần giống với kiểu saree của phụ nữ Ấn Độ, chỉ khác là thay vì đầu mối vải vắt ngược lên vai buông ra sau lưng thì ở đây đầu vải lại giấu ở trước bụng. Ngoài nét độc đáo của chiếc váy thì nét đẹp ngoại hình của nngoại hình cân đối. Tượng mình trần, cổ cao có ba ngấn đẹp, đôi vai rộng càng làm nổi bật chiếc eo thon nhỏ nâng cặp vú tròn căng đầy sức sống.


Khuôn mặt và đồ trang sức của tượng càng được dày công tô điểm và hội tụ tất cả những đặc điểm của phong cách Đồng Dương. Bồ tát có miệng rộng, môi dày có vành môi sắc nét, mũi cao, hai cánh mũi rộng, đôi mắt hân vật khiến cho tác phẩm này đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ có lớn hình hạnh nhân bên trong có đồng tử được khảm bằng một loại đá quý.Đầu tóc tượng Tara được tết làm nhiều tết tóc nhỏ búi cao trên đỉnh đầu, được chia làm hai tầng bằng một tết tóc. Ở trước tầng trên là hình ảnh tượng phật A di đà ngồi xếp bàn, là chi tiết để nhận biết những tác phẩm thể hiện Bồ tát.
 
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Minh Toàn
Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao này nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên cạnh Sông Hàn, yên tĩnh và thoáng mát. Quí khách chỉ mất khoảng 10 phút đi xe từ sân bay Đà Nẵng. Khách sạn cao 12 tầng với 63 phòng có thang máy, một số phòng có tầm nhìn ra sông và phong cảnh thành phố hay núi Ngũ Hành Sơn thơ mộng. Phòng khách có internet, truyền hình cáp, máy sấy tóc, minibar, điện thoại quốc tế và điều hòa v.v. Khách sạn cũng có các dịch vụ đa dạng nhằm phục nhu cầu của khách kinh doanh cũng như khách du lịch; phòng họp, dịch vụ tham quan du lịch và nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống sẽ làm hài lòng mọi quí khách. 
 
Địa chỉ quán ăn ngon tại đà nẵng:
- Mì Quảng, số 1 Hải Phòng
- Đặc sản thịt thỏ 3 món trên núi Sơn Trà
- Mì Quảng cá lóc, mì Quảng gà: 15.000 đồng một tô, ngã ba Cai Lang - trường Nguyễn Duy Hiệu
- Bánh mì gà Cô Chi - 6.000 đồng một ổ, ngã tư Pasteur - Lê Lợi
- Bánh xèo bà Dưỡng, đường Hoàng Diệu
- Bún mắm nêm, thịt heo quay, đường Huỳnh Thúc Kháng
- Banh canh chả cá, ngã tư Đống Đa và Lý Tự Trọng
- Cà Phê Không Gian Xưa, 402-404 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

duong bach dang

 Khi nhắc đến những con phố du lịch Đà Nẵng mọi người thường nhắc đến đường Bạch Đằng nằm bên con sông Hàn thơ mộng, Phố Bạch Đằng Đà Nẵng, nơi đây không chỉ lưu giữ những di tích lịch sử, văn hoá, kiến trúc... mang đậm nét bản sắc đô thị Đà Nẵng mà còn là nơi để tiếp cận, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên dài rộng của một thành phố năng động bên sông bên biển.
 
Từ lâu con đường là một không gian kiến trúc đã được xây đắp, kết nối và sáng tạo của nhiều thế hệ từ khi Đà Nẵng còn mang tên là Tourane cho đến bây giờ. Trong đó, còn phải kể đến yếu tố của cảnh quan tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo nên một vẻ đẹp riêng đầy hấp dẫn.
Con đường dọc theo sông Hàn, ôm một cánh vòng cung thành phố trước đây nối dài từ Cổ Viện Chàm đến cửa sông, nay thì nối dài với đường Tiểu La, đường 2.9, ra quốc lộ 1A phía tây nam và đường Nguyễn Tất Thành dọc bờ biển ở phía đông bắc kéo dài lên đèo Hải Vân.

Bến Bạch Đằng xưa.
Con đường còn sở hữu những di tích văn hoá và kiến trúc của thành phố. Cổ Viện Chàm, nơi lưu giữ và trưng bày hàng trăm tác phẩm điêu khắc, các tượng thần của nhiều giai đoạn lịch sử nền văn hoá Chăm đầy bí ẩn diệu kỳ. Đây được coi là bảo tàng có giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử của nhân loại. Và hiện là địa chỉ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước nhiều năm qua.
Đường Bạch Đằng xưa, nay là khu vực Bạch Đằng - Quang Trung.
Phía trên là chuỗi nhà phố và chợ Hàn, nơi trước đây là ga cũ thời thuộc Pháp (từ Đà Nẵng đi Hội An). Còn phía dưới là chuỗi cơ quan, trung tâm, văn hoá, những công trình kiến trúc mang dấu ấn thời thuộc Pháp. Ẩn giấu trong đó không chỉ là nét xưa cũ mà còn kết tinh của một nền kiến trúc mà giá trị đã được thừa nhận, phù hợp và hài hoà với cảnh quan chung quanh. Ví như Thư viện thành phố, trước đây là Trung tâm văn hoá Pháp được xây dựng trên mô đất cao rộng lớn, với không gian đầy cây xanh. Phía trước cổng còn giữ lại 2 khẩu súng thần công, biểu tượng suốt cả chặng đường lịch sử của thành phố bên sông Hàn. Sau lưng là thành Điện Hải (phía đường Trần Phú) là một pháo đài án ngữ ở cửa biển còn vang lừng chiến công đánh Pháp của quân và dân Đà Nẵng cùng vị tướng quân đầy dũng khí Nguyễn Tri Phương năm 1858. Mấy trăm năm đứng trấn ở cửa biển, người Đà Nẵng chưa một lần từ nhiệm trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.


Nếu bạn đi dọc đường Bạch Đằng sẽ cảm nhận được vẻ đẹp đặc thù của Đà Nẵng. Núi trong lòng phố, phố bên thềm đại dương và sông nước. Bạn có thể nhìn ngắm mây núi Sơn Trà trước mặt, danh thắng Ngũ Hành Sơn, núi Hải Vân ẩn hiện trong mây trắng và con sông Hàn dập dềnh giữa trời xanh. Nơi dòng sông về gặp biển, cây cầu Thuận Phước như một chiếc cổng chào khổng lồ vươn qua cửa biển trong vẻ đẹp vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Đứng trên cầu mới cảm nhận sự hùng vĩ của cảnh quan, một màu xanh của núi Sơn Trà, sông Hàn, cửa biển đúng với câu thơ cổ “thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”. Cầu Rồng, Cầu Trần Thị Lý đang được khởi công xây dựng, đây là những cây cầu có quy mô hiện đại mang tính thẩm mỹ cao vì thế không chỉ giải quyết vấn đề giao thông mà còn làm tăng vẻ đẹp cho thành phố bên sông bên biển này.


Đường Bạch Đằng ngày nay lung linh vào ban đêm.
Đường Bạch Đằng nay đã được mở rộng, xây kè, lan can để du khách ung dung thảnh thơi tản bộ. Sắp tới đây, sẽ di dời cảng Đà Nẵng qua cảng Tiên Sa để cho con đường thêm thông thoáng, và cuối đường Trần Phú, nơi ngã ba Bạch Đằng-Đống Đa sẽ xây dựng một tượng đài điêu khắc đá của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng mang tên Đất lành chim đậu.
Cũng bởi con đường có nhiều ưu thế về địa hình, cảnh quan thẩm mỹ và điều kiện thuận lợi để dựng những sân khấu lớn nên những ngày lễ lớn, mùa lễ hội du lịch đều được tổ chức trên đường này. Và chính trong những thời khắc ấy, đường Bạch Đằng như khoác vào cho mình một bộ xiêm y lộng lẫy hơn bao giờ hết.

Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Green Plaza Đà Nẵng
Nằm bên Sông Hàn nổi tiếng của Đà Nẵng, rất gần với biển Đà Nẵng, khách sạn này đầy đủ tiện nghi và giá cả hợp lý. Khu vực xung quanh khách sạn có rất nhiều điểm tham quan như di sản thế giới Thành Cổ và Phố Hội. Khách sạn có các loại phòng sang trọng khác nhau, một số có ban công riêng nhìn ra biển hay con sông bên cạnh, có truyền hình vệ tinh và các tiện nghi hiện đại khác. Green Plaza Hotel thường tổ chức các buổi văn nghệ dân tộc Việt Nam, với 300 chỗ. Green Plaza Hotel có quán Pool Bar Bluenotes, mà quý khách có thể ngồi thư giãn ngắm cảnh sông êm đềm cùng thưởng thức một món ăn hay ly đồ uống.

Địa chỉ ăn uống tại Đà Nẵng:
- Cơm Phì Lũ, 225 Nguyễn Chí Thanh
- Nhà hàng Đông Dương, 18 Trần Phú
- Hải sản nhà hàng Mỹ Hạnh, For You, Phước Mỹ dọc biển Mỹ Khê
- Quán Trần (bánh tráng thịt heo) 4 Lê Duẩn
- Quán Mậu (bánh tráng thịt heo) đường 2/9, (cạnh quán nhậu Đông Tây và khách sạn Minh Toàn)
- Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm), đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
- Quán vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận, đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
- Bún bò bà Diệu, đường Trần Tống,


Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Làng đúc đồng Phước Kiều

Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng trong số những làng nghề truyền thống của đất Quảng.Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề.
Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

Danh tiếng của làng nghề không còn bó hẹp trong địa phận của Quảng Nam – Đà Nẵng mà nó đã vươn ra xa khắp các tỉnh thành trong cả nước, từ niềm trung du phía Bắc cho đến vùng rừng núi xa xôi.
 
Địa điểm tham quan ở đà nẵng:
Đèo Hải Vân: Là nơi dãy Trường Sơn nhô ra biển. Cheo leo và hiểm trở, đèo Hải Vân là ranh giới giữa hai miền Nam – Bắc.
Làng chiếu Cẩm Nê: Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống, từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn.
Bà Nà – Núi Chúa: Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.

Du lịch Đà Nẵng - Trên đỉnh Bà Nà
Trên đỉnh Bà Nà
Địa chỉ ăn ngon ở đà nẵng:
- Đặc sản thịt thỏ 3 món trên núi Sơn Trà
- Mì Quảng cá lóc, mì Quảng gà: 15.000 đồng một tô, ngã ba Cai Lang - trường Nguyễn Duy Hiệu
- Bánh mì gà Cô Chi - 6.000 đồng một ổ, ngã tư Pasteur - Lê Lợi
- Bánh xèo bà Dưỡng, đường Hoàng Diệu
- Bún mắm nêm, thịt heo quay, đường Huỳnh Thúc Kháng
- Banh canh chả cá, ngã tư Đống Đa và Lý Tự Trọng
- Cà Phê Không Gian Xưa, 402-404 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Seventeen Saloon

Khách sạn Seventeen Saloon nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng ,bên cạnh Seventeen Saloon -Bar hướng ra Sông Hàn , với lối thiết kế mang phong cách Pháp cách tân sang trọng và độc đáo,nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng riêng của phong cách Cowboy miền Viễn Tây Hoa Kỳ. Với tiêu chuẩn bốn sao,gồm12 tầng và gần 70 phòng hiện đại phù hợp với mọi nhu cầu của tất cả Quý khách. Đặc biệt ,khi đến với Khách sạn Seventeen Saloon Quý khách có thể tận hưởng những giây phút thư giãn thật thoải mái và cảm nhận một không gian giải trí chỉ có tại Seventeen Saloon ngay bên cạnh của Khách sạn với dòng nhạc Rock &Roll, Latin, Pop ... do các ban nhạc Philippine thể hiện và đó cũng là nét đặc trưng của thương hiệu Seventeen Saloon đã và đang hoạt động từ hơn mười năm nay.Khách sạn Seventeen Saloon sẽ đi vào hoạt động trong tháng 9 năm 2012 này ,chắc chắn sẽ là điểm đến lý tưởng cho tất cả Quý khách trong mỗi chuyến công tác hoặc nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Nẵng. 

chợ hàn đà nẵng

Chợ Hàn là một chợ mua sắm lớn ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, gần cầu quay sông Hàn, bốn mặt tiếp giáp với bốn đường: Hùng Vương, Trần Phú, Trần Hưng Đạo và đường Bạch Đằng. Khách đến du lịch Đà Nẵng, hầu như ai cũng ghé chợ Hàn để mua sắm. Chợ Hàn ra đời vào những năm 1940 của thế kỷ 20 từ một khu giao thương buôn bán tự phát của một nhóm người.
Cổng trước Chợ Hàn Đà Nẵng
Đến năm 1990, nhân kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ ngày 19/05 chợ đã được khởi công và xây dựng mới hoàn toàn gồm hai tầng khang trang với diện tích 28.000m2. Chợ Hàn được khánh thành đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm ngày giải phóng Đà Nẵng vào ngày 29/03/1991. Kiến trúc chợ Hàn đẹp và thoáng, với quy mô 576 gian hàng và 36 kios xung quanh chợ Hàn cùng với hơn 30 nhóm ngành hàng khác nhau được bày trí rất gọn gàng, ngăn nắp giúp cho những người đi mua sắm ở Đà Nẵng không có cảm giác mệt mỏi.
Toàn cảnh Chợ Hàn Đà Nẵng
Chợ Hàn bày bán khá đa dạng và phong phú với các chủng loại hàng hóa, từ giày dép, quần áo, vải vóc, túi xách đến các đồ lưu niệm, quà tặng… đặc biệt chợ Hàn nổi tiếng với các thực phẩm hải sản tươi sống, trái cây tươi và các đặc sản của Đà Nẵng như những gian hàng mắm, hàng khô du khách thường thích mua về làm quà, những đặc sản rất đặc trưng và gần gũi của người dân Đà Nẵng. Ở các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Mỹ… chợ đối với họ là một quá khứ, lịch sử mà thay vào đó là những siêu thị với những công trình thật khang trang, đồ sộ không còn chứa đựng những nét đặc trưng của Văn hóa phương Tây.
Bên trong Chợ Hàn Đà Nẵng
Bởi vậy các du khách đến từ các nước này khi đến Đà Nẵng (Việt Nam) họ rất háo hức đến thăm chợ Hàn chỉ với mục đích muốn tìm lại cảm giác đi chợ truyền thống được mua, được trả giá, được tham quan, tạo cho họ cảm giác thích thú, mới lạ đây cũng là điểm đặc trưng của Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì lẽ đó chợ Hàn thu hút được rất nhiều khách du lịch đến từ các nước khác nhau trên thế giới, bên cạnh đó chợ Hàn còn có mặt trong các tour tham quan phục vụ cho du khách đến Đà Nẵng bằng đường tàu biển. Văn minh thương mại ở đây khá tốt, không có người chèo kéo, mồi chài, không cân thiếu, không gian lận…
Nhờ có vị trí đẹp và mang phong cách người dân Đà Nẵng, chợ Hàn đã phát huy được khả năng và thế mạnh của mình, không chỉ là một ngôi chợ với các hoạt động mua bán mà còn là điểm thu hút khách du lịch tham quan khi đến thành phố Đà Nẵng.
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Brilliant
Với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố, trên con đường ven Sông Hàn thơ mộng đẹp nhất Đà Nẵng, Khách Sạn Brilliant thực sự là một điểm nghỉ ngơi mà bạn nên dừng chân khi đến với miền Trung Việt Nam. Với vị trí lí tưởng và đắc địa đó, bạn có thể ngắm được cây cầu quay Sông Hàn và dòng Sông Hàn lung linh, núi Sơn Trà, núi Ngũ Hành  Sơn, hoặc tự đi tản bộ khám phá các hoạt động văn hóa của người dân địa phương, hoặc ngắm nhìn toàn bộ thành phố biển từ trên cao.
Khách sạn cung cấp dịch vụ chăm sóc mọi khách hàng từ những chi tiết nhỏ nhất để bạn có thể cảm nhận được sự chuyên nghiệp trong dịch vụ của chúng tôi.
Chúng tôi tự tin bạn sẽ thực sự ngạc nhiên với phong cách dịch vụ gần gũi, thân thiện của đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp của khách sạn. 
 
Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
- Mì Quảng, số 1 Hải Phòng
- Đặc sản thịt thỏ 3 món trên núi Sơn Trà
- Mì Quảng cá lóc, mì Quảng gà: 15.000 đồng một tô, ngã ba Cai Lang - trường Nguyễn Duy Hiệu
- Bánh mì gà Cô Chi - 6.000 đồng một ổ, ngã tư Pasteur - Lê Lợi
- Bánh xèo bà Dưỡng, đường Hoàng Diệu
- Bún mắm nêm, thịt heo quay, đường Huỳnh Thúc Kháng
- Banh canh chả cá, ngã tư Đống Đa và Lý Tự Trọng
- Cà Phê Không Gian Xưa, 402-404 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Bãi biển Thanh Bình

Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Bãi tắm hầu như phẳng lặng, ít khi có sóng to, độ dài lý tưởng và không có vùng nước xoáy nguy hiểm. Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy ngay bên cạnh, bãi biển Thanh Bình là một trong những bãi biển đẹp và rất thuận lợi của thành phố.
Biển Thanh Bình
Ngày nay khi đến bãi tắm, chúng ta sẽ thấy được nhiều dịch vụ vui chơi như: lướt ván, du thuyền, canô…Các khách sạn du lịch, nhà nghĩ mọc lên ngày càng nhiều, rất thuận lợi cho việc tham quan du lịch và nghĩ mát trong dịp hè.
Ngoài ra ở bãi biễn Thanh Bình còn có các cầu tàu du lịch nhỏ đáp ứng nhu cầu du lịch của tất cả mọi người khi đến nơi đây. Đây là một địa điểm tuyệt vời trong những ngày hè nóng bỏng này.

Địa điểm tham quan tiếp theo:
Bà Nà – Núi Chúa: Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.
Du lịch Đà Nẵng - Trên đỉnh Bà Nà
Trên đỉnh Bà Nà
Bãi biển Mỹ Khê: Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.

Du lịch Đà Nẵng - Bãi biển Mỹ Khê 
Cầu Rồng: cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.

Du lịch Đà Nẵng - Cầu Rồng Đà Nẵng
Cầu Rồng Đà Nẵng
Khách sạn tại đà nẵng:
CAMRY – là Khách sạn thanh lịch yên bình gần khu thể thao Tiên Sơn, bên bờ sông Hàn thơ mộng, cách bãi tắm Mỹ Khê 2,5km với 40 phòng khách đầy đủ tiện nghi, trang thiết bị hài hòa mang đậm nét đẹp Cổ điển hiền dịu. Với lối thiết kế kiến trúc Pháp, lối kiến trúc riêng tư thanh lịch, nội thất trong phòng cũng được thiết kế và sắp xếp ấn  tượng, đặc biệt tất cả các phòng của khách sạn đều có cửa sổ đón gió, trang thiết bị đầy đủ hiện đại, có phòng hội nghị, hội thảo, Bar café.
Nằm trên con đường Tố Hữu, bình yên, không náo nhiệt lắm nhưng đủ cho du khách đến với CAMRY là một địa chỉ nghỉ ngơi lý tưởng và thuận lợi cho quý khách và người thân trong chuyến công tác hay hành trình du lịch về miền Trung, Việt Nam.
 
Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
- Cơm Phì Lũ, 225 Nguyễn Chí Thanh
- Nhà hàng Đông Dương, 18 Trần Phú
- Hải sản nhà hàng Mỹ Hạnh, For You, Phước Mỹ dọc biển Mỹ Khê
- Quán Trần (bánh tráng thịt heo) 4 Lê Duẩn
- Quán Mậu (bánh tráng thịt heo) đường 2/9, (cạnh quán nhậu Đông Tây và khách sạn Minh Toàn)
- Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm), đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
- Quán vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận, đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Làng Phong Nam

Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, gần quốc lộ 1, cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km về phía Tây Nam Đà Nẵng. Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê truyền thống Việt Nam: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của các nhà nông đôi khi tưởng như chỉ còn trên sách vở. 

Làng Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Đến làng Phong Nam, du khách sẽ được tận hưởng cái cảm giác yên bình, tận hưởng mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát, hay tiếng sóng vỗ rì rào ở bến sông của những ngôi làng trữ tình ven sông. Chắc chắn du khách sẽ rất thú vị khi đến thăm một bến nước ở Đông Hòa (Xóm Hến) - xưa từng nổi tiếng với nghề làm hến với câu ca 'Đông Hòa bán hến mua trâu”, một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ ở bến sông Tây An (Xóm Đùng)...

Trước kia, Phong Nam chỉ là một phần phía nam của làng Phong Lệ rộng lớn và nổi tiếng với một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là một vùng đất được khai thác sớm từ thời Chàm. Thời Trần, Lê, Phong Lệ từng là đất huyện lỵ của Điện Bàn. Có nhiều hiện vật Chàm đã được tìm thấy ở địa phận làng Phong Lệ nay vẫn còn được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chàm - Đà Nẵng.
Phong Lệ là quê hương của Ông Ích Khiêm. Trước kia làng có tên là Đà Ly. Theo như lời các cụ già trong làng kể lại thì cái tên làng Phong Lệ có từ thời Ông ích Khiêm. Tên Đà Ly là tên cổ từ xưa truyền lại. Các cụ cho rằng chữ 'Đà' và 'Ly' viết theo chữ Hán đều có bộ “Mã' (ngựa), không phải là 'mỹ tự”. Đến lúc Ông ích Khiêm là người làng làm quan, có tiếng nói của triều đình, các cụ đã xin đổi tên làng thành Phong Lệ, và giữ chữ Đà Ly cổ truyền làm tên một thôn (nay thuộc thôn Phong Bắc, xã Hòa Thọ). Tên gọi Đà Ly hiện vẫn còn trong trí nhớ của nhiều dân làng và còn lưu lại trong một số giấy tờ, gia phả của các tộc họ trong làng.
 
Cách đây hơn 100 năm, con sông cầu Đỏ hiện nay chỉ là con lạch nhỏ, mùa nước cạn có thể lội qua được và chưa phải là ranh giới của làng. Sau này, người ta gọi phần đất ở phía Nam con sông là Phong Lệ Nam, phần ở phía Bắc là Phong Lệ Bắc, sau nói gọn dần thành Phong Nam và Phong Bắc. Đến khi con sông được chọn làm ranh giới xã thì Phong Nam thuộc vào xã Hòa Châu còn Phong Bắc thuộc vào xã Hòa Thọ. Tuy tách biệt và thuộc vào hai xã khác nhau nhưng dân làng Phong Lệ (Nam và Bắc) vẫn duy trì nhiều sinh hoạt chung - nhất là trong các việc họ, việc làng.

Phong Lệ có đình, chùa, miếu, có nhà thờ tiền hiền của làng và nhiều nhà thờ các tộc họ. Ngày xưa, Phong Lệ còn nổi tiếng với Lễ hội Mục Đồng (ngày hội của trẻ chăn trâu), đây là một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, lễ hội tôn vinh nghề nông và cũng là để cầu cho những vụ mùa sắp đến sẽ bội thu. Ở đây còn nhiều giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm, về những cuộc viếng thăm của Cao Bá Quát và cả câu đối của cụ Phan Bội Châu tặng cho làng...
Giá trị hấp dẫn của làng Phong Nam là các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ... trường làng và chợ quê Phong Nam cũng là những điểm thu hút khách nước ngoài.

Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Debay - banahills
Khách sạn DEBAY – Một khách sạn khá yên tĩnh nằm riêng biệt giữa 2 tuyến cáp được xây theo kiến trúc Pháp cổ kính và sang trọng với 2 tầng gồm 21 phòng ngủ hạng sang. Ngoài ra Nhà hàng  Debay với  trang thiết bị bếp hiện đại và sạch sẽ sẵn sàng phục vụ  quý khách các món ăn Âu – Á. Hãy đến với Debay để tận hưởng không gian yên tĩnh, cảnh sắc bình yên của chốn thiên thai. 
 
Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn. Hải sản bà Thôi 1: 98,100,102 Lê Đình Dương – Hải Châu, ĐT: 05113 825 384; quán Hải Sản Bà Thôi KDC Mở Rộng 2 – Đường Hoàng Sa – Sơn Trà, ĐT: 0905 055 511
Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương

 

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Đình làng Nại Nam đà nẵng

Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.

Đình ghi đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái, phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột bằng gỗ mít, gồm 20 cột, có chiều cao từ 2,5m – 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.

Ngày xưa, hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết).
Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đình làm cơ sở, địa điểm để hoạt động cách mạng, có nhiều sự kiện lịch sử diễn ra ở đây như lễ kết nạp đảng viên, triển khai lực lượng chính trị và quân sự đánh vào thành phố ở các thời điểm 1950, 1951, 1960, 1965, 1968, 1975, nhiều người con ưu tú của địa phương đã sống, chiến đấu và hy sinh anh dũng tại đình.
 
Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu còn lại khá nguyên vẹn trong nội thành Đà Nẵng.
Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Brown Bean 2
Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Đà Nẵng, không lựa chọn nào tốt hơn Brown Bean Hotel - 2/9 Street. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 2.5 Km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Phổ Đà Nẵng, Bảo tàng Điêu khắc Chăm.
Với việc mang lại dịch vụ cao cấp cho khách và một loạt những tiện nghi hiện đại, Brown Bean Hotel - 2/9 Street đã cam kết sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể. Những tính năng hàng đầu của khách sạn bao gồm phục vụ ăn tại phòng, dịch vụ Internet, thang máy, nhà hàng, cho thuê xe đạp.
Chất lượng khách sạn Brown Bean Hotel - 2/9 Street được phản ánh qua mỗi phòng. tủ lạnh, bồn tắm, máy lạnh, tivi LCD/Plasma, ban công là một số thiết bị mà bạn có thể sử dụng và hài lòng. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Brown Bean Hotel - 2/9 Street là một sự lựa chọn thông minh cho du khách khi đến Đà Nẵng, nơi mang lại cho họ một kì nghỉ thư giãn và thoải mái. 
 
Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
- Nhà hàng Đông Dương, 18 Trần Phú
- Hải sản nhà hàng Mỹ Hạnh, For You, Phước Mỹ dọc biển Mỹ Khê
- Quán Trần (bánh tráng thịt heo) 4 Lê Duẩn
- Quán Mậu (bánh tráng thịt heo) đường 2/9, (cạnh quán nhậu Đông Tây và khách sạn Minh Toàn)
- Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm), đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
- Quán vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận, đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
- Bún bò bà Diệu, đường Trần Tống, mở từ 14h
- Bánh xèo bà Dưỡng, đường Hoàng Diệu
- Bún mắm nêm, thịt heo quay, đường Huỳnh Thúc Kháng