Thành Điện Hải, một di
tích lịch sử, trước đây gọi là đồn Điện Hải, được xây dựng vào năm 1813,
năm thứ mười hai của triều đại Gia Long ở gần cửa sông Hàn Đà Nẵng.
Thành được đổi tên vào năm 1835, năm thứ mười lăm của triều đại Minh
Mạng, sau khi đã được di chuyển vào khu đất liền bên trong và xây dựng
lại bằng gạch trên một dải đất cao vào năm 1823, năm thứ tư của triều
đại Minh Mạng. Năm 1840, vị quan triều đình Nguyễn Công Trứ kiểm tra
phòng thủ của Đà Nẵng và ra lệnh bố phòng vững chắc hơn cho thành Điện
Hải và An Hải.
Vào năm 1847, năm thứ bảy của triều đại
Thiệu Trị, chu vi của thành Điện Hải được mở rộng đến 556 mét với 5 mét
tường cao bao quanh bởi một con mương sâu 3 mét. Thành được thiết kế với
hai cửa, một trong những cửa chính mở về phía nam, cửa còn lại mở về
phía đông. Bên trong, có Hành Cung (nơi bàn việc triều đình), Kỳ Đài
(nơi cắm cột cờ), một kho chứa lương thực và đạn dược cùng 30 ụ súng
thần công. Thành được xây dựng bằng gạch theo kiến trúc vuông.
Thành Điện Hải, mang dấu ấn truyền thống đấu tranh của người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của đất nước, góp phần quan trọng trong việc làm thất bại cuộc đánh chiếm của quân xâm lược Pháp ở Đà Nẵng năm 1858-1860. Một bức tượng uy nghi của Tướng Nguyễn Tri Phương, vị tướng chỉ huy phòng thủ thành Điện Hải, được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến một thời kỳ lịch sử hào hùng của thành phố Đà Nẵng. Thành Điện Hải đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 16 tháng 11 năm 1998 và được dựng bia vào ngày 25 tháng 8 năm 1998. Hiện nay vẫn còn những chứng tích của thành Điện Hải ở đường Lý Tự Trọng và phường Thạch Thang, Đà Nẵng.
Thành Điện Hải, mang dấu ấn truyền thống đấu tranh của người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp để bảo vệ nền độc lập của đất nước, góp phần quan trọng trong việc làm thất bại cuộc đánh chiếm của quân xâm lược Pháp ở Đà Nẵng năm 1858-1860. Một bức tượng uy nghi của Tướng Nguyễn Tri Phương, vị tướng chỉ huy phòng thủ thành Điện Hải, được xây dựng nhằm tưởng nhớ đến một thời kỳ lịch sử hào hùng của thành phố Đà Nẵng. Thành Điện Hải đã được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia do Bộ Văn hóa Thông tin cấp ngày 16 tháng 11 năm 1998 và được dựng bia vào ngày 25 tháng 8 năm 1998. Hiện nay vẫn còn những chứng tích của thành Điện Hải ở đường Lý Tự Trọng và phường Thạch Thang, Đà Nẵng.
Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp
phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm
1858 – 1860. Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu
bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện
một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều
dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008,
trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải
lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước,
những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy
của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của
quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ
súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch.
Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở
đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục
quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng
sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ
cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là
những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về
mảnh đất cửa biển. Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại
Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy
giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di
tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Cầu Sông Hàn: là cây cầu quay duy nhất tại Việt Nam
hiện nay, biểu tượng của du lịch Đà Nẵng. Hàng ngày, phần giữa cầu sẽ
quay 90 độ quanh trục vào lúc 0h30, mở đường cho tàu lớn qua, và quay
trở lại như cũ vào lúc 3h30.
Bãi biển Phạm Văn Đồng: Đây là bãi tắm công cộng được
xây dựng với kinh phí 12 tỉ đồng, là địa điểm thu hút cư dân địa phương
và khách du lịch khắp nơi. Vị trí: Thuộc phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà,
tại công viên biển Đông
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Iris
Với vị trí nằm ngay trung tâm thành phố , trên con đưòng dẫn tới bờ sông Hàn thơ mộng, Khách Sạn Iris thực sự là một điểm nghỉ ngơi mà bạn nên dừng chân khi đến với thành phố biển xinh đẹp này.
Chỉ cách sân bay quốc tế Đà Nẵng
2km, Cách bãi biển 2km. Với vị trí thuận lợi đó bạn có thể ngắm cầu
quay sông Hàn và dòng sông Hàn lung linh thơ mộng, bán đảo Sơn Trà và
núi Ngũ Hành Sơn, hơn thế nữa bạn sẽ có nhưng giây phút thư giãn tại
một trong những bãi biễn xinh đẹp nhất hành tinh.
Khách Sạn Iris
đạt tiêu chuẩn tương đương 3 sao với 35 phòng được thiết kế theo
phong cách hiện đại, sang trọng, pha trộn giữa Á-Âu, toàn bộ phòng ngủ
được trãi thảm và lát gỗ sang trọng, nội thất khách sạn trang bị đồ gỗ
trau chuốt đến mức hoàn hảo, lộng lẫy mà ấm cúng. Cùng với đội ngũ nhân
viên được đào tạo chuyên nghiệp chúng tôi tin bạn sẽ thực sự hài lòng
với phong cách phục vụ gần gủi, thân thiện mang đến cho bạn phút giây
thực sự thoải mái như chính ngôi nhà của minh.
Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
Hải sản bà Thôi trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên bờ biển Mỹ Khê (đường Trường Sa).
Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Lê Đình Dương...
Bánh xèo bà Dưỡng trong ngõ 11 phố Hoàng Diệu.
Xôi gà, bún gà Lê Hồng Phong, sát sân tennis. Xôi gà, bún gà gần trường Trần Văn Ơn.
Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng,
bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún
mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh.
Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét