Làng Phong Nam thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, gần quốc lộ 1, cách
trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km về phía Tây Nam Đà Nẵng. Đây là một trong số ít
ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê truyền
thống Việt Nam: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường
đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị sinh hoạt của các nhà nông
đôi khi tưởng như chỉ còn trên sách vở.
Làng Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Đến làng Phong Nam, du khách sẽ được tận hưởng cái cảm giác yên bình, tận hưởng mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát, hay tiếng sóng vỗ rì rào ở bến sông của những ngôi làng trữ tình ven sông. Chắc chắn du khách sẽ rất thú vị khi đến thăm một bến nước ở Đông Hòa (Xóm Hến) - xưa từng nổi tiếng với nghề làm hến với câu ca 'Đông Hòa bán hến mua trâu”, một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ ở bến sông Tây An (Xóm Đùng)...
Trước kia, Phong Nam chỉ là một phần phía nam của làng Phong Lệ rộng lớn và nổi tiếng với một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là một vùng đất được khai thác sớm từ thời Chàm. Thời Trần, Lê, Phong Lệ từng là đất huyện lỵ của Điện Bàn. Có nhiều hiện vật Chàm đã được tìm thấy ở địa phận làng Phong Lệ nay vẫn còn được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chàm - Đà Nẵng.
Phong Lệ là quê hương của Ông Ích Khiêm. Trước kia làng có tên là Đà Ly. Theo như lời các cụ già trong làng kể lại thì cái tên làng Phong Lệ có từ thời Ông ích Khiêm. Tên Đà Ly là tên cổ từ xưa truyền lại. Các cụ cho rằng chữ 'Đà' và 'Ly' viết theo chữ Hán đều có bộ “Mã' (ngựa), không phải là 'mỹ tự”. Đến lúc Ông ích Khiêm là người làng làm quan, có tiếng nói của triều đình, các cụ đã xin đổi tên làng thành Phong Lệ, và giữ chữ Đà Ly cổ truyền làm tên một thôn (nay thuộc thôn Phong Bắc, xã Hòa Thọ). Tên gọi Đà Ly hiện vẫn còn trong trí nhớ của nhiều dân làng và còn lưu lại trong một số giấy tờ, gia phả của các tộc họ trong làng.
Cách đây hơn 100 năm, con sông cầu Đỏ hiện nay chỉ là con lạch nhỏ, mùa nước cạn có thể lội qua được và chưa phải là ranh giới của làng. Sau này, người ta gọi phần đất ở phía Nam con sông là Phong Lệ Nam, phần ở phía Bắc là Phong Lệ Bắc, sau nói gọn dần thành Phong Nam và Phong Bắc. Đến khi con sông được chọn làm ranh giới xã thì Phong Nam thuộc vào xã Hòa Châu còn Phong Bắc thuộc vào xã Hòa Thọ. Tuy tách biệt và thuộc vào hai xã khác nhau nhưng dân làng Phong Lệ (Nam và Bắc) vẫn duy trì nhiều sinh hoạt chung - nhất là trong các việc họ, việc làng.
Phong Lệ có đình, chùa, miếu, có nhà thờ tiền hiền của làng và nhiều nhà thờ các tộc họ. Ngày xưa, Phong Lệ còn nổi tiếng với Lễ hội Mục Đồng (ngày hội của trẻ chăn trâu), đây là một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, lễ hội tôn vinh nghề nông và cũng là để cầu cho những vụ mùa sắp đến sẽ bội thu. Ở đây còn nhiều giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm, về những cuộc viếng thăm của Cao Bá Quát và cả câu đối của cụ Phan Bội Châu tặng cho làng...
Giá trị hấp dẫn của làng Phong Nam là các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ... trường làng và chợ quê Phong Nam cũng là những điểm thu hút khách nước ngoài.
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Debay - banahills
Khách sạn DEBAY – Một khách sạn khá yên tĩnh nằm riêng biệt
giữa 2 tuyến cáp được xây theo kiến trúc Pháp cổ kính và sang trọng với
2 tầng gồm 21 phòng ngủ hạng sang. Ngoài ra Nhà hàng Debay với trang
thiết bị bếp hiện đại và sạch sẽ sẵn sàng phục vụ quý khách các món
ăn Âu – Á. Hãy đến với Debay để tận hưởng không gian yên tĩnh, cảnh sắc
bình yên của chốn thiên thai.
Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
Hải sản bà Thôi 1: 98,100,102 Lê Đình Dương – Hải
Châu, ĐT: 05113 825 384; quán Hải Sản Bà Thôi KDC Mở Rộng 2 – Đường
Hoàng Sa – Sơn Trà, ĐT: 0905 055 511
Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương
Bún chả cá gia truyền 109 Nguyễn Chí Thanh – quận Hải Châu. Giá: 20 nghìn/tô bình thường và 25 nghìn/tô đặc biệt; thời gian phục vụ từ 6h – 22h, giờ cao điểm là 7h – 9h sáng và 17h – 20h tối.
Bánh xèo bà Dưỡng trong kiệt 11 (ngõ/hẻm 11) phố Hoàng Diệu, địa chỉ mới: K280/23 Hoàng Diệu. Ở đây có món nước chấm bánh xèo đặc biệt, rất đậm đà. Chú ý: có một số quán khác cũng mở ra ở trước đó nên bạn chú ý biển tên để vào cho đúng nhé.
Bún mắm bà Thuyên ở K424/03 đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
Mì Quảng số 1A Hải Phòng. Có nhiều loại: tôm, thịt heo, gà, trứng; Mì quảng bà Vị: 155 Trng Nữ Vương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét