Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng, là nơi lưu giữ những hiện vật còn khá nguyên vẹn của nền văn minh Champa. Đến với Bảo tàng Chăm, du khách sẽ được tự mình khám phá những cổ vật độc đáo,chiêm ngưỡng và thưởng thức các tác phẩm điêu khắc Chăm

hienvatbaotangcham
Hiện vật của Bảo tàng  Nghệ thuật  Điêu khắc Chăm Đà nẵng  bao gồm các bộ sưu tập hiện vật chất liệu đá sa thạch, đất nung, đồng và một số chất liệu khác. Ngoài ra còn có các bộ sưu tập phim, ảnh, tư liệu trên giấy và đĩa CD, DVD.
Hiện vật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm- Đồ Đá:
Hiện vt điêu khắc chất liệu đá chiếm số lượng lớn nhất và quan trọng nhất trong  các sưu tập của Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Các hiện vật này bao gồm các đài thờ, các bộ phận kiến trúc hoặc chi tiết trang trí của các tháp Chăm, các tượng thần, vật linh của người Chăm cổ.

Laksmi:
Laksmi là nữ thần của may mắn và hạnh phúc. Bà là nửa kia của thần Visnu, vị thần của sinh trưởng và bảo tồn.  Visnu có nhiều hóa thân và ở mỗi hóa thân bà đều là vợ của vị thần này. Laksmi được sinh ra từ biển khi các vị thần khuấy biển sữa. Bà ngồi trên đóa hoa sen, tay cầm búp sen, nở nụ cười nhân hậu và trầm tĩnh, chờ đem lại niềm vui và may mắn cho mọi người trên thế gian. Điêu khắc Chăm thường thể hiện  nữ thần này trong sắc thái tươi tắn và trầm tĩnh.

Kala:
Kala là vị thần của thời gian cũng đồng nghĩa với thần chết, thần của điêu tàn và hủy hoại. Kala đôi khi được đồng nhất với thần Siva ở khía cạnh hủy diệt, hay đồng nhất với thần Yama là thần chết. Trong điêu khắc Chăm, Kala thường được thể hiện bằng chất liệu đất nung với những mặt nạ hung dữ, đáng sợ như cách người ta hình dung về sự chết. Đó là hai mắt lồi, miệng há rộng với nhiều răng lởm chởm, hai răng nanh nhe ra đầy vẻ đe dọa.Hiện nay ở tháp G Mỹ Sơn còn rất nhiều mặt nạ Kala với nhiều dáng vẻ khác nhau trang trí ở chung quanh chân tường và thân tháp 


Đầu Makara:
Hình tượng Makara được thể hiện rất phổ biến trên các tác phẩm điêu khắc. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn, vật linh này lại được thể hiện theo cách riêng.Theo thần thoại Ấn Độ, Makara là loài thủy quái, vật cưỡi của thần Varuna (thần biển) và cũng là vật cưỡi của nữ thần Gangadevi (nữ thần sông Hằng). Truyền thuyết khác cho rằng, Makara là loài vua rắn nước, chuyên về cõi âm, loài mang nước đến cho mùa màng bội thu được con người thờ cúng. Cơ thể Makara là sự tổng hòa các đặc điểm của cá sấu, voi và rắn, biểu tượng cho nước và cầu vồng; trong đó, rắn là cầu vồng, voi là sương, mây và mưa, đem lại sự sống.Trong điêu khắc Chămpa, Makara xuất hiện sớm, từ thế kỷ VII-VIII và chỉ được thể hiện phần đầu, với miệng đang nhả thú, thể hiện ước mơ phồn thực. Ở Bình Định, PGS-TS Ngô Văn Doanh cho rằng, Makara có niên đại sớm là một tác phẩm được tìm thấy tại phế tích tháp ở núi Cấm (xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn), hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Hai chiếc đầu Makara quay ra ngoài, tạo thành kiểu trang trí có chức năng làm chân đế cho một vòm cuốn, phía trên là hình tượng nữ thần Uma hay Durga (vợ Siva) mười cánh tay đang trong tư thế múa. Hình tượng này gắn liền với truyền thuyết nữ thần Uma đang xông trận để tiêu diệt con quỷ đầu trâu Mahisha.
Dau-Makara
Hiện vật của Bảo tàng Điêu khắc Chăm- Đồ đồng:
Tượng Bồ tát Tara:
Đây là tượng bằng đồng lớn nhất của nghệ thuật Chăm, thể hiện hoá thân nữ của Bồ tát Avalokitesvara dưới tên gọi Tara. Bồ tát được thể hiện đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, tay trái cầm tù và ốc, tay phải cầm hoa sen nở, bên trong có gương sen.
Tượng khoác sarong hai lớp, từ thắ dài đến mắt cá chân. Lớp trong của sarong đơn giản, có những kẻ sọc, bó sát thân mình, buông dài bằng lớp ngoài. Chính giữa sarong bên trong trang trí một băng nổi trơn. Chiếc sarong ngoài khá đặc biệt, là một loại váy quấn nhiều vòng từ sau ra  trước, đầu mối giắt trước bụng. Nó được thể hiện như một loại vải mềm mại bởi những đường xếp tự nhiên khi vải được vắt lên trên. Kỳ thực, váy gần giống với kiểu saree của phụ nữ Ấn Độ, chỉ khác là thay vì đầu mối vải vắt ngược lên vai buông ra sau lưng thì ở đây đầu vải lại giấu ở trước bụng. Ngoài nét độc đáo của chiếc váy thì nét đẹp ngoại hình của nngoại hình cân đối. Tượng mình trần, cổ cao có ba ngấn đẹp, đôi vai rộng càng làm nổi bật chiếc eo thon nhỏ nâng cặp vú tròn căng đầy sức sống.


Khuôn mặt và đồ trang sức của tượng càng được dày công tô điểm và hội tụ tất cả những đặc điểm của phong cách Đồng Dương. Bồ tát có miệng rộng, môi dày có vành môi sắc nét, mũi cao, hai cánh mũi rộng, đôi mắt hân vật khiến cho tác phẩm này đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ có lớn hình hạnh nhân bên trong có đồng tử được khảm bằng một loại đá quý.Đầu tóc tượng Tara được tết làm nhiều tết tóc nhỏ búi cao trên đỉnh đầu, được chia làm hai tầng bằng một tết tóc. Ở trước tầng trên là hình ảnh tượng phật A di đà ngồi xếp bàn, là chi tiết để nhận biết những tác phẩm thể hiện Bồ tát.
 
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Minh Toàn
Khách sạn tiêu chuẩn 3 sao này nằm tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên cạnh Sông Hàn, yên tĩnh và thoáng mát. Quí khách chỉ mất khoảng 10 phút đi xe từ sân bay Đà Nẵng. Khách sạn cao 12 tầng với 63 phòng có thang máy, một số phòng có tầm nhìn ra sông và phong cảnh thành phố hay núi Ngũ Hành Sơn thơ mộng. Phòng khách có internet, truyền hình cáp, máy sấy tóc, minibar, điện thoại quốc tế và điều hòa v.v. Khách sạn cũng có các dịch vụ đa dạng nhằm phục nhu cầu của khách kinh doanh cũng như khách du lịch; phòng họp, dịch vụ tham quan du lịch và nhà hàng phục vụ các món ăn truyền thống sẽ làm hài lòng mọi quí khách. 
 
Địa chỉ quán ăn ngon tại đà nẵng:
- Mì Quảng, số 1 Hải Phòng
- Đặc sản thịt thỏ 3 món trên núi Sơn Trà
- Mì Quảng cá lóc, mì Quảng gà: 15.000 đồng một tô, ngã ba Cai Lang - trường Nguyễn Duy Hiệu
- Bánh mì gà Cô Chi - 6.000 đồng một ổ, ngã tư Pasteur - Lê Lợi
- Bánh xèo bà Dưỡng, đường Hoàng Diệu
- Bún mắm nêm, thịt heo quay, đường Huỳnh Thúc Kháng
- Banh canh chả cá, ngã tư Đống Đa và Lý Tự Trọng
- Cà Phê Không Gian Xưa, 402-404 Điện Biên Phủ, Đà Nẵng

1 nhận xét:

  1. Đi du lịch Đà Nẵng bằng vé máy bay giá rẻ của Cánh Chim Việt cung cấp tại website http://www.canhchimviet.com.vn để tiết kiệm chi phí đi lại cho mình nhé. Ngoài ra còn rất nhiều tour du lịch khuyến mãi vào dịp tết dương lịch này nữa đấy!

    Trả lờiXóa