Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi

Khi nói đến du lịch sinh thái ở Đà Nẵng, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ đến những con suối tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố bên dòng sông Hàn này. Trong số đó có thể nhắc đến: khu du lịch Suối Lương, Thủy Vân Sơn, Suối Hoa, Suối Mơ... và tất nhiên không thể không nhắc đến khu du lịch Ngầm Đôi nằm ở địa bàn huyện Hòa Vang của Thành phố Đà Nẵng.
Khu du lịch sinh thái Ngầm Đôi.
Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km, Ngầm Đôi là nơi hợp thành của hai dòng chảy trước khi đổ ra sông, và cái tên Ngầm Đôi cũng đã phần nào nói lên điều đó. Đây là khu du lịch đã có tên tuổi và là lựa chọn hấp dẫn cho những chuyến tham quan, dã ngoại bởi cảnh đẹp và sự hòa hợp với thiên nhiên. Nhiều du khách chọn nơi này để thư giãn sau những ngày làm việc vất vả và căng thẳng.
Ngầm Đôi được nhắc đến như một sáng tác hài hòa của thiên nhiên, đó là sự hoang sơ của núi rừng, không khí trong lành mát mẻ hòa quyện với những dòng suối trong vắt. Suối ở Ngầm Đôi đặc biệt hấp dẫn du khách bởi những tảng đá lớn dọc bờ sông với nhiều hình thù lạ mắt. Đặc biệt, nước suối ở đây trong vắt và mát lạnh, rất thích hợp cho những chuyến dã ngoại và tắm suối. Nhiều người muốn đến đây cũng chỉ để thỏa thích bơi lội trong làn nước trong xanh và tận hưởng khung cảnh thơ mộng của núi rừng.

Ngầm Đôi không chỉ hấp dẫn du khách bởi những con suối, mà nó còn để lại nhiều ấn tượng bởi cảnh núi rừng trùng điệp và đồng lúa xanh ngát hai bên đường. Rất nhiều người không ngại đường xa lên ngầm đôi cũng bởi vì phong cảnh hai bên đường, nó có một nét đẹp rất hoang sơ và thơ mộng.
Và những hình ảnh về Ngầm Đôi chắc chắn sẽ giúp bạn cảm nhận được phần nào vẽ đẹp của nó.
Cảnh núi rừng trùng điệp để lại nhiều ấn tượng cho du khách.
Cảnh sắc Ngầm đôi là bức tranh của cây, đá và nước.
 
Tắm suối là điều không thể bỏ qua khi đến với Ngầm Đôi.
Điều đặc biệt khi đến Ngầm Đôi là có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp ở cả hai con suối, tất cả đều có những cảnh đẹp rất hấp dẫn. Tất nhiên, những hình ảnh không thể lột tả hết những vẽ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng. Những điều thú vị đang còn chờ bạn khám phá và cảm nhận. Hy vọng những thông tin về nơi này sẽ giúp bạn có thêm một chuyến đi thật thú vị.

Địa điểm tham quan tiếp theo:
Bà Nà – Núi Chúa: Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.
Trên đỉnh Bà NàTrên đỉnh Bà Nà
Khách sạn tại đà nẵng: Khách sạn Morin Banahills
Mỗi phòng trong số 58 phòng tại khách sạn 4 sao xinh đẹp này đều có các tiện nghi sang trọng. Vòi hoa sen, tivi nằm trong số các tiện nghi du khách sẽ thấy ở mỗi phòng. Khách sạn tuyệt vời ở Đà Nẵng cũng có dịch vụ giặt là/giặt khô. Vị trí thuận tiện, nhân viên tận tụy và các tiện nghi hạng nhất làm khách sạn này là một nơi yêu thích của các du khách. Có thể đặt phòng tại khách sạn Morin Hotel - Banahills một cách dễ dàng với mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi. Chỉ việc nhập ngày đến, đi của bạn và nhấn chuột để tiến hành.


Địa chỉ ăn ngon tại đà nẵng:
Bún nạm, giò, gân trên đường Hoàng Diệu.
Súp cua trên đường Phan Châu Trinh, có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc...) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
Bánh ướt ở chợ nào cũng có
Xôi gà, bún gà Lê Hồng Phong, sát sân tennis. Xôi gà, bún gà gần trường Trần Văn Ơn.
Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh.
Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm) đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh



Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Chùa Linh Ứng - Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Chùa cách trung tâm thành phố khoảng 8 km về phía Đông Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Ngũ Hành Sơn là một thắng cảnh bậc nhất ở miền Trung xưa nay. Một huyền thoại mà ngày nay còn lưu truyền trong dân gian là: Thuở trời đất còn hỗn mang, vợ Long Vương vượt biển Đông vào đây đẻ trứng trên bãi cát, nhờ thần Kim Quy bảo vệ. Qua nhiều năm tháng hấp thụ khí âm dương, một hôm, trời nổi sấm sét, đất chuyển ầm ầm, trứng rồng nứt vỏ. Một Long Nữ chào đời, bay thẳng về trời. Những mảnh vỏ trứng biến thành năm ngọn núi...

Vua Minh Mạng đặt tên các núi này là Ngũ Hành Sơn: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.
Thủy Sơn có tên là núi Chùa hay núi Tam Thai là ngọn núi lớn nhất, cao 106m, rộng khoảng 15 hecta, có ba ngọn. Ngọn cao nhất phía Tây Bắc là Thương Thai, có các chùa Tam Thai, Tam Tôn, Từ Tâm, các hang động Hoa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Vọng Giang Đài và hành cung Động Thiên Phước Địa (nơi nghỉ ngơi của vua Minh Mạng). Trung Thai ở phía Nam thấp hơn, có hang Vân Nguyệt, các động Vân Thông, Thiên Long, hai cổng đá Động Thiên Phước Địa và Vân Căn Nguyệt Quật. Hạ Thai ở phía Đông, có chùa Linh Ứng, động Tàng Chân, 5 hang động nhỏ: Tam Thanh, Chiêm Thành (hang Hời), Bàn Cờ, hang Ráy, hang Gió, có Vọng Hải Đài, hang Ngũ Cốc (hang Lồng Đèn) và động Âm Phủ.

Ở phía Đông, có 123 bậc cấp lát bằng đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi là chùa Ngoài. Trước năm 1891, chùa có tên là Ứng Chân. Sách Danh thắng Non Nước – Ngũ Hành Sơn (Nguyễn Trọng Hoàng, Đà Nẵng, 2000) cho biết vào đời Vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 – 1786) có Hòa thượng Quang Chánh, hiệu Bảo Đài đến tu tại động Tàng Chân. Ngài dựng am Dưỡng Chân, sau sửa chữa lại gọi là Dưỡng Chân đường. Đến đời Gia Long, Dưỡng Chân đường được đổi thành chùa Ứng Chân. Sau khi Vua Minh Mạng đến vãng cảnh chùa đầu tiên vào năm 1825 thì các ngôi chùa tranh tre ở đây mới được thay bằng gạch ngói. Vua đã ban cho chùa tấm biển có ghi Ngự chế Ứng Chân Tự, Minh Mạng lục niên. Đến đời Thành Thái, do kỵ húy tên một vị vua nhà Nguyễn nên chùa được đổi tên là Linh Ứng. Chùa còn tấm biển ghi Cải tứ Linh Ứng Tự, Thành Thái tam niên. Năm 1901, chùa bị cơn bão Tân Sửu tàn phá nặng nề.


Chùa được trùng tu nhiều lần. Năm 1993, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện đã tổ chức trùng tu ngôi chánh điện. Chánh điện xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện. Trước chùa, Thượng tọa cho đắp tượng đức Phật Thích Ca cao 10m, xây đài Quan Âm, tạo vườn cây cảnh.

Năm 1997, Thượng tọa cho xây tháp Xá Lợi bên trái chùa, cao 30m, đường kính tầng dưới 11m, đặt thờ gần 200 tượng Phật, Bồ tát, La hán. Tầng 7 tôn thờ Xá lợi Phật và 7 vị Phật truyền đăng (Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật). Tầng 4, 5, 6 thờ bảo tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn và 84 tượng Đà La Ni. Tầng 3 thờ 33 vị Tổ truyền đăng Ấn – Hoa (từ Tổ Ca Diếp đến Tổ Huệ Năng). Tầng 2 thờ tượng Di Đà Tam Tôn, còn gọi là Tây Phương Tam Thánh (đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Tầng 1 thờ tượng đức Phật Thích Ca, Ca Diếp, A Nan cùng nhiều vị Bồ tát, La hán…

Ngoài nhiệm vụ trụ trì ngôi danh lam bậc nhất ở thành phố, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện còn đảm nhiệm Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo TP. Đà Nẵng, Chánh Đại diện Phật giáo quận Ngũ Hành Sơn. Thượng tọa tiếp tục cho xây dựng một ngôi chùa Linh Ứng ở khu du lịch Bà Nà, thuộc xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 40 km về phía Tây.
Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng và Tam Thai đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.
Dưới chân núi có làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.
Khách sạn tại đà nẵng: Khách sạn gold 2
Tọa lạc ngay trung tâm thành phố, khách sạn Gold II Đà Nẵng nổi bật với kiến trúc kết hợp hài hòa giữa hai phong cách Á – Âu, vừa hiện đại, vừa cổ điển và vô cùng độc đáo. Khách sạn gồm 11 tầng với 45 phòng nghỉ rộng rãi, thoáng mát. Mỗi phòng đều có cửa sổ rộng, thoáng để bạn có thể đón những cơn gió mát từ biển và phóng tầm mắt ra xa nhìn bao quát bán đảo Sơn Trà, danh thắng Ngũ Hành Sơn và ngắm thành phố biển bên dòng sông Hàn thơ mộng.
Ngoài niềm tự hào về vị trí thuận lợi nội thất trong phòng cũng được được thiết kế và sắp xếp hài hòa, sàn phòng ngủ được áp gỗ thiên nhiên sang trọng, phòng tắm được áp đá cao cấp, trang bị đầy đủ tiện nghi sinh hoạt và giải trí theo tiêu chuẩn của một khách sạn quốc tế: giường ngủ êm ái, ti vi, máy điều hòa, truyền hình cáp, bình nước nóng, hệ thống đèn chiếu sáng, máy sấy tóc, bàn trang điểm, bàn làm việc…

Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Xôi gà, bún gà Lê Hồng Phong, sát sân tennis. Xôi gà, bún gà gần trường Trần Văn Ơn.
Bò kho đường Huỳnh Thúc Kháng, chỉ bán buổi sáng, bên cạnh buổi chiều có bánh canh. Buổi sáng gần đó cũng có một quán bún mắm; ngoài ra có bún mắm chợ Hòa Khánh.
Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm) đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
Bún bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
Bò né - Ốp la Ba Quy 113 Lê Lợi
Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm. 

Cổ Viện Chàm

Cổ Viện Chàm có một nét riêng, vừa rất lãng mạn lại vừa cổ kính, một điểm nhấn độc đáo của du lịch Đà Nẵng khách du lịch nước ngoài rất thích điểm du lịch này. Bởi nơi đây hội tụ tất cả những hiện vật cổ xưa của một nền văn hóa Chăm kỳ thú…
Cổ Viện Chàm nằm tại vị trí đài truyền hình DVTV, ngay cầu rồng, ngay đoạn giao nhau giữa đường Trưng Nữ Vương và đường 2 Tháng 9 của Đà Nẵng, nét cổ kính theo thiết kế của 2 kiến trúc sư người Pháp, xây dựng vào cuối những năm 20 không hề phai nhạt. Bước vào Cổ Viện Chàm tức là đã đặt chân đến với một nền văn hóa cổ xưa và hội tụ tất cả những tinh hoa của văn hóa Chăm mà những nhà nghiên cứu, khảo cổ đã dày công sưu tầm.
Cổ Viện Chàm
Từ ngoài cổng, dọc theo lối vào là hàng sứ già trổ bông trĩu cành khiến cho khung cảnh trở nên vô cùng thanh thoát và tĩnh lặng. Vào sâu bên trong là các phòng trưng bày của những cổ vật Chăm, được chia thành nhiều gian, nhưng được kết nối liên hoàn với nhau. Khách du lịch sẽ chiêm ngưỡng tượng thần Ganésa- mình người đầu voi, những nữ thần Apsara được chạm khắc tinh tế… Những hiện vật được trưng bày theo địa điểm nơi chúng được phát hiện ra, thành các bộ sưu tập (BST) riêng biệt như: BST Quảng Nam trưng bày 32 hiện vật (thế kỷ VII-VIII và cả IX-X), BST Quảng Trị với những hiện vật từ thế kỷ thứ VII-VIII; BST Quảng Ngãi với những hiện vật được khai quật ở Chánh Lộ (Quảng Ngãi) có niên đại cuối thế kỷ X- nửa đầu XI… Đặc biệt là hơn 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản, là những phù điêu trang trí, đài thờ… bằng chất liệu sa thạch, đất nung được thu thập từ những đền tháp Chăm của miền Trung.

Khuôn viên khu Cổ Viện Chàm
Nơi này có hơn 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản làm bằng chất liệu sa thạch, đất nung...
Hai phòng trưng bày mẫu Mỹ Sơn và Đồng Dương cũng vừa được khai trương. Đây là 2 phòng trưng bày những hiện vật quý hiếm của 2 địa danh này, được sắp đặt rất hiện đại, với những kỹ thuật mới từ thiết kế đến trưng bày, ánh sáng…Đây chính là một nỗ lực do cán bộ cổ viện và những chuyên gia của trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO), bảo tàng Guimet, bảo tàng quốc gia Campuchia hợp tác thực hiện.



Những linh vật được trưng bày trong Cổ Viện Chàm
Chính sự sắp xếp này đã mang lại cho khách du lịch một cái nhìn mới mẻ hơn đối với những cổ vật đã phủ một lớp bụi thời gian, qua bao nhiêu thế kỷ. Mỗi cổ vật đều được ghi chú rất cụ thể từ niên đại đến nơi khai quật, nên những ai muốn tìm hiểu về nền văn hóa Chăm xưa, đều có thể nắm bắt ít nhiều.
 
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Cầu Rồng: cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
 
Cầu Rồng Đà Nẵng
Cầu Rồng Đà Nẵng
Khách sạn tại đà nẵng: khách sạn Bamboo Green Riverside
Là một trong những khách sạn thuộc hệ thống Bamboo Hotel, khách sạn Bamboo Green Riverside có vị trí đẹp nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Từ đây có thể nhìn bao quát Sông Hàn và cầu Sông Hàn, cầu Rồng.
Khách sạn gồm 32 phòng với trang thiết bị hiện đại như: truyền hình vệ tinh, internet không dây, điện thoại quốc tế, điều hòa nhiệt độ... Có 3 loại phòng là First Class, Superior và Deluxe với diện tích từ 28m2 đến 38m2 cho bạn lựa chọn. Một số phòng có ban công với tầm nhìn toàn cảnh Sông Hàn.
Nhà hàng thiết kế theo phong cách Việt Nam, gồm các món Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, khách sạn còn có một tiệm café nhỏ nằm ngay tại tầng 1 đối diện với quầy lễ tân. Tại đây, bạn có thể thưởng thức nhiều loại đồ uống, cà phê hay các món thức ăn nhẹ.

Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Quán bún mắm tai nem đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào hẻm lớn nhất.
Quán nem lụi, bún thịt nướng... đường Yên Bái, Hoàng Diệu.
Bún riêu Lê Đình Dương, Yên Bái buổi sáng
Bún nạm, giò, gân trên đường Hoàng Diệu.
Súp cua trên đường Phan Châu Trinh, có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
Hải sản bà Thôi trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên bờ biển Mỹ Khê
Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Lê Đình Dương...
Bánh xèo bà Dưỡng trong ngõ 11 phố Hoàng Diệu. 




 

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Khu du lịch Bãi Cát Vàng

Khu du lịch Bãi Cát Vàng thuộc bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng là một đặc ân mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Đà Nẵng. Với diện tích đưa vào khai thác hơn 10.000 m 2, ở đây còn hoang sơ nên bãi biển sạch, nước trong xanh. Hệ thống thực vật phong phú
Đến với Bãi Cát Vàng du khách sẽ có những trải nghiệm mới lạ, được đắm mình trong dòng nước mát lạnh của hệ thống suối tự nhiên trên bãi, hay thỏa sức vui đùa với làn nước biển trong xanh, du khách dể dàng nhìn rõ tận đáy, xa xa là các bãi đá nhấp nhô tung bọt trắng xóa khi nhưng con song biển đổ xô bờ. Không chỉ thế, với những dịch vụ được đưa vào khai thác như: dùng kính lặn, ống thở để ngắm các rặng san hô kỳ vỹ và tự tay bắt các loại ốc biển, bào ngư, ngọc nữ, nhum…

Lặn bắt ngêu sò
Lặn bắt ngêu sò, ốc biển, bào ngư, ngọc biển,...
Hay cùng trải nghiệm cảm giác hóa thân trở thành thợ săn dưới lòng đại dương với trang bị hiện đại: Súng bắn cá, kính lăn, ống thở, đồ lặn….
Câu cá
Câu cá trên Bãi Cát Vàng
Bên cạnh đó các trò chơi trên biển cũng hết sức phong phú: kéo phao chuối (khách sẽ được ngồi trên phao chuối kéo bằng ca nô cao tốc), đua thuyền thúng, tập quăng lưới bắt cá với ngư dân, bắn cung, bắt vịt, đi cầu khỉ gõ trống…

Thể thao biển - Phao Chuối
Và có cơ hội được chiêm ngưỡng Vọc chà vá chân nâu (loài quý hiếm chỉ có ở bán đảo Sơn Trà) xuất hiện tại khu vực này. Nếu du khách có nhu cầu nghỉ lại đêm tại đây, đã có hệ thống nhà nghỉ hay cho thuê lều để tổ chức cắm trại …
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Chùa Linh Ứng: Chùa Linh Ứng Sơn Trà hay còn gọi là chùa Linh Ứng Bãi Bụt (phân biệt với chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và chùa Linh Ứng Bà Nà) là ngôi chùa lớn nhất thành phố Đà Nẵng cả về quy mô lẫn kiến trúc nghệ thuật.

Khách sạn tại đà nẵng: Brown Bean Hotel Danang
Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 3.00 Km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Như một thiên đường nghỉ dưỡng và thư giãn, khách sạn mang lại sự đổi mới hoàn toàn so với những điểm thú vị trong thành phố như Cầu sông Hàn, Indochina Riverside Towers, chợ Hàn.
Brown Bean Hotel Danang cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Đà Nẵng thêm tiện lợi. Khi nghỉ ngơi trong khách sạn tuyệt vời này, khách có thể tận hưởng phục vụ ăn tại phòng, cho thuê xe đạp, quán bar, bãi đỗ xe, dịch vụ du lịch.
Chất lượng khách sạn Brown Bean Hotel Danang được phản ánh qua mỗi phòng. máy pha trà/cà phê, tủ đồ ăn uống nhẹ, truyền hình cáp, bàn, truy cập internet không dây (miễn phí) là một số thiết bị mà bạn có thể sử dụng và hài lòng. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Brown Bean Hotel Danang là nơi bạn có thể dừng chân ở một khách sạn chất lượng tại Đà Nẵng. 

Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
Hải sản bà Thôi trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên bờ biển Mỹ Khê (đường Trường Sa).
Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Lê Đình Dương...
Bánh xèo bà Dưỡng trong ngõ 11 phố Hoàng Diệu.
Bún mắm bà Thuyên trên đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
Mì Quảng số 1 Hải Phòng.
Bánh canh dọc đường Nguyễn Chí Thanh, quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè
Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ
Cháo vịt cuối đường Phan Châu Trinh
Cao lầu và cơm gà Hội An trên đường Lê Đình Dương.



Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

cầu rồng

Cầu Rồng nằm gần Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, do Công ty Louis Berger Group, Inc. (Mỹ) thiết kế, tổng chiều dài 666,565m, bao gồm một nhịp chính dài 200m, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 128m, phần nhịp đuôi dài 64,15m, nhịp đầu rồng dài 72m. Chiều rộng cầu 37,5m, gồm 6 làn xe, dải phân cách 6m và hành lang đi bộ hai bên… Theo Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng, chủ đầu tư dự án, đây là công trình đầu tư xây dựng với thiết kế hiện đại, xây dựng theo công nghệ tiên tiến trong nước và quốc tế.


Đầu Rồng đang phun lửa
Được coi là một điểm nhấn kiến trúc của thành phố, Cầu Rồng được thiết kế thể hiện hình ảnh một con rồng đang “bay” trên sông Hàn, với cái đầu ngẩng cao kiêu hãnh, thân hình uốn lượn mềm mại. Hai bên được bố trí các đài phun nước cùng hiệu ứng từ hệ thống đèn chiếu sáng, sẽ làm cho cây cầu có một vẻ đẹp lộng lẫy và hình ảnh con rồng ẩn hiện, sinh động vô cùng. Với cây cầu này, thành phố muốn gửi gắm những ước mơ vươn đến tương lai của sự phát triển mạnh mẽ và bền vững.


Đầu Rồng đang phun nước
Cầu Rồng Đà Nẵng đã khánh thành được thời gian khá lâu, tuy vậy sức hút của nó vẫn không giảm đi. Cầu Rồng đang trở thành một điểm đến thân quen của nhân dân Đà Nẵng vào dịp cuối tuần và thu hút được nhiều sự hiếu kỳ của khách du lịch.
Nhiều em thiếu nhi đực ba mẹ dẫn đi xem cầu Rồng đều rất thích thú. Các em được nhìn ngắm cầu Rồng đổi màu. Còn với du khách tới thì khó có thể nào cưỡng lại việc đến 21h thứ bảy và chủ nhật đi xem cầu Rồng phun lửa. “Lượng khách đến xem rồng phun lửa, phun nước vào thứ 7, Chủ nhật vẫn rất đông, có hôm gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, nhưng chúng tôi rất vui vì công việc vận hành cầu đem lại niềm vui cho người dân cũng như khách du lịch”.
cau rong da nang
Vẻ đẹp Cầu Rồng Đà Nẵng khi phun lửa
Từ ngày Cầu Rồng khánh thành, nhân dân Đà Nẵng lại có thêm một nét để tự hào về thành phố “ con rồng thép lớn nhất thế giới”. Nhân dân Đà Nẵng yêu mến cây cầu, khi chiều xuống, dọc hai bên vỉa hè đường Trần Hưng Đạo, đoạn gần cầu Rồng, rất đông người dân đứng hóng gió, những người trung niên đến đây thư giãn, trò chuyện với bạn bè sau một ngày làm việc, hay các bạn thanh niên, học sinh, sinh viên tìm đến nơi thoáng đãng này để “xả hơi” sau các tiết học mệt mỏi.
Vẻ đẹp Cầu Rồng đã vang tiếng xa gần, tuy vậy để níu chân khách du lịch, tạo hình ảnh đẹp về thành phố đáng sống  thì cần có sự chung tay góp sức của mọi tầng lớp để giữ gìn an ninh trật tự và môi trường chung để Đà Nẵng mãi là điểm đến lý tưởng cho khách du lịch xa gần.
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Cầu sông Hàn
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, do nhân dân thành phố đóng góp phần lớn tiền xây dựng. Cầu được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà. Mỗi buổi tối, cầu sông Hàn đẹp lung linh nổi bật giữa thành phố Đà Nẵng trẻ trung. 
10 điểm đến tuyệt đẹp tại Đà Nẵng 
Khách sạn tại đà nẵng:
Khách sạn  03 sao Varna có 60 phòng, 01 nhà hàng và 01 phòng hội nghị toạ lạc ngay bên bờ Sông Hàn thơ mộng. Với phong cách thiết kế kết hợp hài hòa giữa nét đẹp truyền thống Á Đông và tính hiện đại Phương Tây, phòng ốc của khách sạn được trang bị đầy đủ tiện nghi với các thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu nghỉ dưỡng của quý khách.
Đặc biệt với hệ thống thang máy lộ thiên và các phòng hướng ra sông, du khách có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp quyến rũ của Sông Hàn với 04 cây cầu hiện đại, niềm tự hào của người dân Đà Nẵng là cầu Sông Hàn và cầu Liên Chiểu Thuận Phước , cầu Trần Thị Lý và cầu Rồng.
Nhà hàng phục vụ các bữa ăn sáng - trưa - tối và tổ chức các buổi tiệc  với các món ăn đặc sản Á - ÂU, sức chứa của nhà hàng lên đến 600 khách. Bên cạnh đó hệ thống phòng họp hiện đại có thể phục vụ các cuộc hội nghị từ 50 đến 200 khách, với các gói họp trọn gói đa dạng.
Với đội ngũ nhân viên kinh nghiệm, được đào tạo trình độ chuyên môn chuyên nghiệp, chúng tôi chắc chắn sẽ đem đến cho quý khách những tiện nghi  hoàn ho nhất 
 
Một số địa chỉ ăn ngon tại đà nẵng:
Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm) đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
Bún bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
Bò né - Ốp la Ba Quy 113 Lê Lợi
Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm. 
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
Hải sản bà Thôi trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên bờ biển Mỹ Khê (đường Trường Sa).
 



 

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Cầu sông Hàn


Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn – cây cầu quay đầu tiên ở Việt Nam, do nhân dân thành phố đóng góp phần lớn tiền xây dựng. Cầu được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, nối quận Hải Châu với quận Sơn Trà. Mỗi buổi tối, cầu sông Hàn đẹp lung linh nổi bật giữa thành phố Đà Nẵng trẻ trung. Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.
Vào khoảng 0 giờ 30 hàng ngày, phần giữa của cầu sông Hàn quay 90 độ quanh trục, nằm dọc theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua, vào khoảng 3 giờ 30 cầu sẽ quay trở lại như cũ.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất trong không gian cầu Sông Hàn lộng gió và mát rượi. Cầu Sông Hàn không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.

Hóng mát bên sông Hàn và chờ đợi khoảnh khắc cầu quay là thú vui của nhiều người dân địa phương cũng như khách du lịch, mang lại cho họ những cảm xúc phấn khích, bồi hồi khó tả, đến nỗi nhiều người cho rằng, “không xem cầu Sông Hàn quay nghĩa là chưa đến Đà Nẵng”. Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, một công trình mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình mà sau này chắc chắn sẽ có một chỗ đứng bền vững trong lịch sử phát triển của thành phố: cầu Sông Hàn.

Địa điểm tham quan tiếp theo:
Bán đảo Sơn Trà
Sơn Trà là tên bán đảo hình cây nấm thuộc quận Sơn Trà, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng 10 km về hướng Ðông Bắc.
 10 điểm đến tuyệt đẹp tại Đà Nẵng
Đến Sơn Trà, du khách được“lên rừng, xuống biển”, trải nghiệm các hoạt động như: Khám phá rừng già Sơn Trà; tắm biển ở bãi tắm Mỹ Khê, bãi Bụt; tham gia câu cá cùng ngư dân, lặn biển ngắm san hô; thăm hải đăng Tiên Sa; tham quan chùa Linh Ứng và ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ đỉnh Sơn Trà đến Mũi Nghê – nơi đón ánh nắng bình minh đầu tiên của Đà Nẵng…
Khách sạn tại đà nẵng: Khách Sạn Tường Phát

Tọa lạc bên cạnh bãi biển Mỹ Khê xinh đẹp - nơi được tạp chí Forbes bình chọn là 01 trong 06 bãi biển đẹp nhất hành tinh, Khách Sạn Tường Phát luôn là sự lựa chọn tuyệt vời của Quý khách. Đến với Khách sạn Tường Phát, Quý khách có đầy đủ không gian tiện lợi để ngắm bán đảo Sơn Trà thơ mộng bên cạnh bãi biển trong xanh, rực ánh nắng vàng, ngắm cảnh toàn thành phố Đà Nẵng, ngắm cầu quay Sông Hàn xinh đẹp, cầu Thuận Phước, Cầu Rồng, và Cầu Trần Thị Lý lấp lánh dưới ánh đèn màn đêm huyền ảo. 


Địa chỉ ăn uống tại Đà Nẵng:
Quán nem lụi, bún thịt nướng... đường Yên Bái, Hoàng Diệu.
Bún riêu Lê Đình Dương, Yên Bái buổi sáng
Bún nạm, giò, gân trên đường Hoàng Diệu.
Súp cua trên đường Phan Châu Trinh, có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
Cháo đêm (trứng muối, thịt, ruốc...) trên đường Phan Châu Trinh gần nhà hát Trưng Vương; cháo lươn ở gần chỗ bán ốc hút đường Lê Duẩn.
Bánh ướt ở chợ nào cũng có
Xôi gà, bún gà Lê Hồng Phong, sát sân tennis. Xôi gà, bún gà gần trường Trần Văn Ơn.


Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Hải Vân Quan đà nẵng

Hải Vân Quan sừng sững tọa lạc giữa mây ngàn gió lộng gần hai thế kỷ với vọng gác, cổng thành… là một điểm nhấn trên đỉnh Hải Vân tạo thành một “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Hải Vân Quan có cửa trước cao và dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15 thước dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8 tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước sau tiếp nhau.Cổng đá nay vẫn còn trên đỉnh đèo và được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
khung canh hai van quan
Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, Hải Vân quan được xây dựng vào năm Bính Tuất (1826), niên hiệu Minh Mạng thứ 7. Vua Minh Mạng đã cho xây Hải Vân Quan, ông đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại và ngay trên đỉnh đèo. Phía trên cửa trạm gác quay về hướng bắc treo một tấm biển to bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn “Hải Vân Quan”, và phía quay về hướng nam là biển đá với sáu chữ Hán “Thiên hạ Đệ Nhất Hùng Quan. Còn mỹ danh “Đệ nhất hùng quan” của con đường đèo này được “ấn định” cách đây hơn 500 năm do vua Lê Thánh Tông, một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh làm thơ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây mà đặt.
Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí chiến lược xung yếu của Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế về quân sự cũng như giao thông bằng đường bộ, đó là cửa ngỏ phía nam của vùng đất này. Trong “Dư địa chí” đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm 1435, tác giả đã nói đến địa danh “Ai Vân”, như là một yếu điểm trên con đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam.
Vẻ đẹp trên đỉnh Hải Vân Quan
hai van quan
Lên cửa ải Hải Vân, du khách có dịp thả tầm mắt nhìn bao quát cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà; ngắm đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ phía chân trời. Rồi từ phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi… Tiếp đó, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo Ải: “Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm” và “Chiều chiều mây phủ Ải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn”.
Hiện nay công trình kiến trúc trên Hải Vân Quan này cũng thu hút nhiều khách du lịch mỗi khi đa qua Đèo Hải Vân. Hải Vân Quan là  địa điểm lý tưởng để những người ưa du lịch mạo hiểm khám phá.
 
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Chùa Linh Ứng Bà Nà
Chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh Bà Nà với độ cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 05/03/2004. Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai ( Ngũ Hành Sơn ).
Ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư cao 27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật. Chùa còn có Vườn Lộc Uyển – nơi đức Phật thuyết giáo lần đầu tiên.
Chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái.
Suối Mơ
Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống dưới và nhìn thấy suối Mơ đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một nàng tiên.
 
Khách sạn tại đà nẵng: Khách sạn Tiến Thịnh
Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 50 phòng của khách sạn, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Có vòi hoa sen, máy lạnh, bàn trong từng phòng được trang bị đầy đủ của khách sạn. Với dịch vụ giặt là/giặt khô, dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, thang máy, phòng gia đình, khách sạn ở Đà Nẵng này chắc chắn sẽ làm mỗi chuyến đi của du khách trở nên thú vị. Du khách đang tìm kiếm sự kết hợp hoàn hảo giữa sự quan tâm ân cần và sự tiện nghi hiện đại sẽ thấy điều đó ở khách sạn xinh xắn này. Khi bạn đã sẵn sàng đặt phòng tại khách sạn Tien Thinh Hotel Danang, vui lòng nhập ngày đến, đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn và nhấn chuột.  
Địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng:
Các quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối đá, Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, Bãi bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố Đà Nẵng.
Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm) đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
Bún bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
Bò né - Ốp la Ba Quy 113 Lê Lợi
Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm.