Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Đình Hải Châu- Du lịch di tích Đà Nẵng

Đình làng Hải Châu là khu di tích lịch sử nổi tiếng tại Đà Nẵng mà bạn không nên bỏ qua. Đình Hải Châu nằm tại kiệt 42, tổ 6, đường Phan Chu Trinh, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đình Hải Châu có tuổi đời hơn 100 năm tuổi.
Đình Hải Châu- Du lịch di tích Đà Nẵng phần 1
Trên cổng Tam Quan vẫn còn rõ tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng là một quần thể kiến trúc chính gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền nằm giữa hai nhà thờ tộc thành hình chữ “nhất”. Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ. 42 tộc họ này đều từ thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào nam từ năm Tân Mão (1471). Vua Lê đã lập ra ấp Hàn Giang (sau là tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố Đà Nẵng) và các tộc họ ấy đã quần tụ lại thành làng Hải Châu (theo tên xã cũ ở Thanh Hóa, bao gồm phần nội thành Đà Nẵng hiện nay), được triều Nguyễn phong sắc phong “chánh xã”. Hơn 500 năm qua các tộc họ đầu tiên ấy đã đặt nền móng và không ngừng đóng góp công sức cho sự hình thành thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Đình Hải Châu- Du lịch di tích Đà Nẵng phần 2
Trên gác chuông đình Hải Châu hiện còn 1 chiếc chuông đồng, thân chuông có bài minh đắp nổi bằng chữ Hán. Tạm dịch: năm Minh Mạng thứ 5 (Giáp Thân – 1842) trùng tu chùa. Năm sau (1825) vua ban chỉ sắc tứ cho mang tên “Chùa Phước Hải”. Năm Minh Mạng thứ 13 (Nhâm Thìn – 1832) nhằm ngày tốt, xã Hải Châu Chánh Đồng tạo lập chuông này. Các nhà sử học xác định Đình Hải Châu là Chùa Phước Hải, nơi Chúa Nguyễn Phúc Chu năm Kỷ Hợi – 1719 đã vào Quảng Nam và nghỉ lại, sau đó dân đã lập bàn thờ ông tại đây.
Theo sự tích, vào năm 1471 có 42 họ tộc ở thôn Hiếu Hiền, xã Hải Châu, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa, theo vua Lê Thánh Tôn vào Nam khai hoang lập ấp. Đến vùng đất Đà Nẵng ngày nay, vua Lê cho lập ấp Hàn Giang, sau là tỉnh Quảng Nam và nay là thành phố Đà Nẵng. Các họ tộc đi theo vua sống quần tụ với nhau và lập ra làng Hải Châu lấy theo tên cũ của xã Hải Châu, Thanh Hóa. Nay làng Hải Châu là địa phận các quận nội thành của thành phố Đà Nẵng. Làng Hải Châu dưới thời Nguyễn đã được sắc phong “chánh xã”. Và từ nên móng đầu tiên ấy, hơn 500 năm quá, trải qua bao thế hệ, bao lớp người một thành phố Đã Nẵng năng động, phát triển đã có diện mạo như hôm nay.
Đình Hải Châu- Du lịch di tích Đà Nẵng phần 4
Đình Hải Châu đã được các nhà sử học chứng minh là chùa Phước Hải trước đây. Chùa là nơi mà chúa Nguyễn Phúc Chu đã nghỉ chân khi vào Quảng Nam năm 1719. Sau đó nhân dân đã lập đền thờ ông tại đây. Trải qua thời gian, chùa giờ là đình Hải Châu vẫn còn mang nhiều dấu tích quan trọng của lịch sử.
Đình Hải Châu- Du lịch di tích Đà Nẵng phần 5
Đình có khuôn viên rộng, phía trước là hồ nước rộng, ở giữa là các hòn non bộ sừng sững. Khoảng sân luôn rợp bóng mát của cây bồ đề trên dưới trăm tuổi. Tam quan đình vẫn còn rõ nét tên Hải Châu Chánh Xã bằng chữ Hán. Qua khoảng sân rộng, du khách sẽ khám phá một quần thể kiên trúc khá ấn tượng gồm đình, nhà tiền hiền và 2 nhà thờ tộc. Nhà thờ bên trái của tộc Nguyễn Văn mới tách ra, còn nhà thờ bên phải gọi là Kinh An Tự thờ chung 42 bài vị của 42 tộc họ, những họ tộc đã góp công đặt nền móng đầu tiên xây dựng nên thành phố Đà Nẵng ngày nay.
Đình Hải Châu- Du lịch di tích Đà Nẵng phần 6
Với lịch sử oai hùng như vậy, Đình làng Hải Châu đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 12/7/2001.
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Cầu Rồng: cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
Cầu Rồng Đà Nẵng
Cầu Rồng Đà Nẵng
Khách sạn tại đà nẵng: Khách sạn Pacific Đà Nẵng
Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, gần các điểm tham quan nổi tiếng như Nhà hát Opera, Sông Hàn và Trung tâm thương mại. Chỉ cần mười phút là có thể tới Sân bay, Bưu điện, Chợ Hàn, Nhà thờ lịch sử và Bảo tàng văn hóa Champa, nó mang đến cho bạn một kỳ nghỉ tuyệt vời khi bạn lưu nghỉ tại Việt Nam. Với 58 phòng, tiện nghi đầy đủ như điều hoà, truyền hình cáp, tủ bar-mini, điện thoại IDD và một bồn tắm với nước nóng. Da Nang Pacific Hotel cũng có những dịch vụ giải trí như xông hơi, internet, phòng họp 100 chỗ, dịch vụ giặt ủi và nhà hàng & quầy bar, tất cả dịch vụ này xứng đáng để rở lại.

Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Bánh xèo bà Dưỡng trong ngõ 11 phố Hoàng Diệu.
Bún mắm bà Thuyên trên đường Lê Duẩn, đối diện chi nhánh MobiFone và Nguyễn Thị Minh Khai.
Mì Quảng số 1 Hải Phòng.
Bánh canh dọc đường Nguyễn Chí Thanh, quán Bánh Canh, bún, bột lọc vỉa hè (nằm giữa bệnh Viện C và sân vận động Chi Lăng).
Bánh nậm lọc Hoàng Văn Thụ
Cháo vịt cuối đường Phan Châu Trinh
Cao lầu và cơm gà Hội An trên đường Lê Đình Dương.
Bánh tráng tương, báng tráng đập Phan Châu Trinh.
Chè Hương cũng trên đường Phan Châu Trinh, chè Xuân Trang, chè xoa xoa đường Trần Bình Trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét