Hải Vân Quan
sừng sững tọa lạc giữa mây ngàn gió lộng gần hai thế kỷ với vọng gác,
cổng thành… là một điểm nhấn trên đỉnh Hải Vân tạo thành một “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Hải Vân Quan có cửa
trước cao và dài đều 15 thước, ngang 17 thước 5 tấc, cửa sau cao 15
thước dài 11 thước, ngang 18 thước 1 tấc, cửa tò vò đều cao 10 thước 8
tấc, ngang 8 thước 1 tấc. Phía tả hữu cửa quan, xếp đá làm tường, trước
sau tiếp nhau.Cổng đá nay vẫn còn trên đỉnh đèo và được công nhận là di
tích lịch sử cấp quốc gia.
Theo sách Đại Nam thực lục chính biên, Hải Vân quan được xây dựng vào năm Bính Tuất (1826), niên hiệu Minh Mạng thứ 7. Vua Minh Mạng đã cho xây Hải Vân Quan, ông đã cho xây đá thành bậc ở những đoạn đường dốc cho dễ đi lại và ngay trên đỉnh đèo. Phía trên cửa trạm gác quay về hướng bắc treo một tấm biển to bằng đá cẩm thạch khắc ba chữ Hán lớn “Hải Vân Quan”, và phía quay về hướng nam là biển đá với sáu chữ Hán “Thiên hạ Đệ Nhất Hùng Quan. Còn mỹ danh “Đệ nhất hùng quan” của con đường đèo này được “ấn định” cách đây hơn 500 năm do vua Lê Thánh Tông, một lần vi hành đã dừng lại trên đỉnh đèo Hải Vân ngắm cảnh làm thơ, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ nơi đây mà đặt.
Ngày xưa, Hải Vân Quan là một vị trí
chiến lược xung yếu của Thuận Hóa – Phú Xuân – Huế về quân sự cũng như
giao thông bằng đường bộ, đó là cửa ngỏ phía nam của vùng đất này. Trong
“Dư địa chí” đầu tiên của nước ta do Nguyễn Trãi biên soạn vào năm
1435, tác giả đã nói đến địa danh “Ai Vân”, như là một yếu điểm trên con
đường từ Thuận Hóa đi vào Quảng Nam.
Vẻ đẹp trên đỉnh Hải Vân Quan
Lên cửa ải Hải Vân, du khách có dịp thả
tầm mắt nhìn bao quát cảnh đồi núi trập trùng với mây trắng bay là đà;
ngắm đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ phía chân trời. Rồi
từ phía nam, sóng biển vỗ quanh theo triền núi, thấp thoáng những chiếc
thuyền đánh cá của ngư dân rẽ sóng chạy ra khơi… Tiếp đó, du khách có
thể thu vào tầm mắt toàn cảnh thành phố Đà Nẵng bên bờ sông Hàn. Xa hơn
một chút là đỉnh Sơn Trà quanh năm mây phủ với câu ca gợi cho người nghe
nhớ về một mối tình trắc trở của một đôi trai gái ở hai bên đèo Ải:
“Chiều chiều mây phủ Sơn Trà. Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm” và
“Chiều chiều mây phủ Ải Vân. Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn”.
Hiện nay công trình kiến trúc trên Hải Vân Quan này cũng thu hút nhiều khách du lịch mỗi khi đa qua Đèo Hải Vân. Hải Vân Quan là địa điểm lý tưởng để những người ưa du lịch mạo hiểm khám phá.
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Chùa Linh Ứng Bà Nà
Chùa Linh Ứng nằm trên đỉnh Bà Nà với độ
cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 05/03/2004.
Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai ( Ngũ Hành Sơn
).
Ngôi chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư
cao 27 m màu trắng. Xung quanh đế tượng có 8 mặt thể hiện 8 giai đoạn
của cuộc đời Đức Phật. Chùa còn có Vườn Lộc Uyển – nơi đức Phật thuyết
giáo lần đầu tiên.
Chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những
nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh
tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái.
Suối Mơ
Khi đi Cáp treo Bà Nà để đi lên đỉnh
Vọng Nguyệt, nhiều du khách có thể nhìn xuống dưới và nhìn thấy suối Mơ
đang chảy ở bên dưới. Vào mùa hè, suối Mơ trở nên rất đông khách du lịch
vì nơi đây có ngọn thác Tóc Tiên 9 tầng trông giống như mái tóc của một
nàng tiên.
Khách sạn tại đà nẵng: Khách sạn Tiến Thịnh
Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 50 phòng của khách sạn, tất
cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Có vòi hoa sen,
máy lạnh, bàn trong từng phòng được trang bị đầy đủ của khách sạn. Với
dịch vụ giặt là/giặt khô, dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, thang máy,
phòng gia đình, khách sạn ở Đà Nẵng
này chắc chắn sẽ làm mỗi chuyến đi của du khách trở nên thú vị. Du
khách đang tìm kiếm sự kết hợp hoàn hảo giữa sự quan tâm ân cần và sự
tiện nghi hiện đại sẽ thấy điều đó ở khách sạn xinh xắn này. Khi bạn đã
sẵn sàng đặt phòng tại khách sạn Tien Thinh Hotel Danang, vui lòng nhập
ngày đến, đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn và nhấn
chuột.
Địa điểm ăn uống tại Đà Nẵng:
Các quán nhậu nằm trên đường đi từ Suối đá, Sơn Trà, núi Ngũ Hành Sơn, Bãi bụt, Suối Tiên, Suối Mơ về thành phố Đà Nẵng.
Quán Vịt quay, gà quay, lợn quay Hạnh Vận đường Yên Bái, gần trường Phù Đổng
Cơm niêu Nhà Đỏ 1 và 2 trên đường Nguyễn Tri Phương và Phan Bội Châu, Cơm niêu 3 Cá Bống Nguyễn Tri Phương
Bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm (chỉ bán buổi chiều, hết sớm) đối diện khách sạn Nhật Hạ, 196 Nguyễn Chí Thanh
Bún bà Thương đã có 20 năm nằm trên đường Trần Quốc Toản (gần ngã tư đường Yên Bái và Trần Quốc Toản).
Bò né - Ốp la Ba Quy 113 Lê Lợi
Bê thui Cầu Mống bà Ngọc 228 Đống Đa, 99 Ông Ích Khiêm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét