Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Cổ Viện Chàm

Cổ Viện Chàm có một nét riêng, vừa rất lãng mạn lại vừa cổ kính, một điểm nhấn độc đáo của du lịch Đà Nẵng khách du lịch nước ngoài rất thích điểm du lịch này. Bởi nơi đây hội tụ tất cả những hiện vật cổ xưa của một nền văn hóa Chăm kỳ thú…
Cổ Viện Chàm nằm tại vị trí đài truyền hình DVTV, ngay cầu rồng, ngay đoạn giao nhau giữa đường Trưng Nữ Vương và đường 2 Tháng 9 của Đà Nẵng, nét cổ kính theo thiết kế của 2 kiến trúc sư người Pháp, xây dựng vào cuối những năm 20 không hề phai nhạt. Bước vào Cổ Viện Chàm tức là đã đặt chân đến với một nền văn hóa cổ xưa và hội tụ tất cả những tinh hoa của văn hóa Chăm mà những nhà nghiên cứu, khảo cổ đã dày công sưu tầm.
Cổ Viện Chàm
Từ ngoài cổng, dọc theo lối vào là hàng sứ già trổ bông trĩu cành khiến cho khung cảnh trở nên vô cùng thanh thoát và tĩnh lặng. Vào sâu bên trong là các phòng trưng bày của những cổ vật Chăm, được chia thành nhiều gian, nhưng được kết nối liên hoàn với nhau. Khách du lịch sẽ chiêm ngưỡng tượng thần Ganésa- mình người đầu voi, những nữ thần Apsara được chạm khắc tinh tế… Những hiện vật được trưng bày theo địa điểm nơi chúng được phát hiện ra, thành các bộ sưu tập (BST) riêng biệt như: BST Quảng Nam trưng bày 32 hiện vật (thế kỷ VII-VIII và cả IX-X), BST Quảng Trị với những hiện vật từ thế kỷ thứ VII-VIII; BST Quảng Ngãi với những hiện vật được khai quật ở Chánh Lộ (Quảng Ngãi) có niên đại cuối thế kỷ X- nửa đầu XI… Đặc biệt là hơn 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản, là những phù điêu trang trí, đài thờ… bằng chất liệu sa thạch, đất nung được thu thập từ những đền tháp Chăm của miền Trung.

Khuôn viên khu Cổ Viện Chàm
Nơi này có hơn 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản làm bằng chất liệu sa thạch, đất nung...
Hai phòng trưng bày mẫu Mỹ Sơn và Đồng Dương cũng vừa được khai trương. Đây là 2 phòng trưng bày những hiện vật quý hiếm của 2 địa danh này, được sắp đặt rất hiện đại, với những kỹ thuật mới từ thiết kế đến trưng bày, ánh sáng…Đây chính là một nỗ lực do cán bộ cổ viện và những chuyên gia của trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO), bảo tàng Guimet, bảo tàng quốc gia Campuchia hợp tác thực hiện.



Những linh vật được trưng bày trong Cổ Viện Chàm
Chính sự sắp xếp này đã mang lại cho khách du lịch một cái nhìn mới mẻ hơn đối với những cổ vật đã phủ một lớp bụi thời gian, qua bao nhiêu thế kỷ. Mỗi cổ vật đều được ghi chú rất cụ thể từ niên đại đến nơi khai quật, nên những ai muốn tìm hiểu về nền văn hóa Chăm xưa, đều có thể nắm bắt ít nhiều.
 
Địa điểm tham quan tiếp theo:
Cầu Rồng: cầu mới khánh thành năm 2013, nối thẳng trục đường từ sân bay Đà Nẵng ra các bãi biển Mỹ Khê và Non Nước. “Con rồng” trên cầu có khả năng phun lửa và phun nước như thật vào lúc 21h các ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
 
Cầu Rồng Đà Nẵng
Cầu Rồng Đà Nẵng
Khách sạn tại đà nẵng: khách sạn Bamboo Green Riverside
Là một trong những khách sạn thuộc hệ thống Bamboo Hotel, khách sạn Bamboo Green Riverside có vị trí đẹp nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng. Từ đây có thể nhìn bao quát Sông Hàn và cầu Sông Hàn, cầu Rồng.
Khách sạn gồm 32 phòng với trang thiết bị hiện đại như: truyền hình vệ tinh, internet không dây, điện thoại quốc tế, điều hòa nhiệt độ... Có 3 loại phòng là First Class, Superior và Deluxe với diện tích từ 28m2 đến 38m2 cho bạn lựa chọn. Một số phòng có ban công với tầm nhìn toàn cảnh Sông Hàn.
Nhà hàng thiết kế theo phong cách Việt Nam, gồm các món Việt Nam và quốc tế. Ngoài ra, khách sạn còn có một tiệm café nhỏ nằm ngay tại tầng 1 đối diện với quầy lễ tân. Tại đây, bạn có thể thưởng thức nhiều loại đồ uống, cà phê hay các món thức ăn nhẹ.

Địa chỉ ăn uống tại đà nẵng:
Quán bún mắm tai nem đi vào đường Trần Kế Xương, rẽ vào hẻm lớn nhất.
Quán nem lụi, bún thịt nướng... đường Yên Bái, Hoàng Diệu.
Bún riêu Lê Đình Dương, Yên Bái buổi sáng
Bún nạm, giò, gân trên đường Hoàng Diệu.
Súp cua trên đường Phan Châu Trinh, có một vài ngõ quẹo, khác hẳn với mấy chỗ khác.
Bánh tráng cuốn thịt heo quán Mậu, 35 Đỗ Thúc Tịnh, bánh tráng Trần số 4 Lê Duẩn.
Hải sản bà Thôi trên đường Lê Đình Dương, nhà hàng Mỹ Hạnh bên bờ biển Mỹ Khê
Bún chả cá trên đường Nguyễn Chí Thanh, Lê Hồng Phong, Lê Đình Dương...
Bánh xèo bà Dưỡng trong ngõ 11 phố Hoàng Diệu. 




 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét