Cách trung tâm thành Phố Đà Nẵng 14km về phía Tây Nam, chúng ta đến du lịch làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với các loại chiếu hoa truyền thống. Du lịch Đà Nẵng bạn không thể bỏ qua địa điểm du lịch thú vị này - Chiếu hoa Cẩm Nê đã từng được hiện diện ở nội triều các vua nhà Nguyễn; những nghệ nhân Cẩm Nê xưa cũng đã từng được các triều đại vua sắc phong, ban thưởng. Theo lời những vị cao niên của địa phương, nghề chiếu Cẩm Nê có nguồn gốc từ Hoằng Hóa, Thanh Hóa; truyền vào miền Nam khoảng từ thế kỉ 15, lúc vua Lê Thánh Tôn chiến thắng Chiêm Thành, sát nhập thành Đồ Bàn vào Quảng Nam - Đà Nẵng. Từ đó đến nay, trải qua bao thăng trầm, thử thách bởi chiến tranh ly tán, có lúc bị cạnh tranh dữ dội do các loại chiếu nilông ngoại nhập, chiếu hoa Cẩm Nê vẫn âm thầm tồn tại, bền bỉ.
Nhân
dân Cẩm Nê ngoài nghề dệt chiếu cũng có trồng lúa. Nhưng nguồn sống
chính là nghề chiếu vì làng ít ruộng đất. Có điều lạ nữa là quanh cận
vùng Cẩm Nê không có chỗ nào trồng cây đay và lác (cói) mà lại có nghề
dệt chiếu nổi tiếng và phát đạt. Muốn có nguyên vật liệu để dệt chiếu
như đay, lác phải đi đến các vùng xa trong tỉnh mua về sử dụng. Bằng
những nguyên liệu đơn giản như lát (cói), đay và với một khung dệt kết
cấu tinh tế, mỹ thuật, nghệ nhân làng Cẩm Nê đã cung cấp cho khắp nơi
trong nam, ngoài bắc những tấm chiếu hoa đủ cỡ với những hoa văn trang
trí đẹp. ưu điểm của chiếu hoa Cẩm Nê là dày hơn, bền hơn, nằm êm lưng
hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm
trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh, và vào mùa đông chiếu tỏa ra
hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu.
Loại
chiếu trơn trắng này dùng loại lác phơi khô vừa phải, khi khô còn ửng
màu xanh, đem vào dệt. Chiếu dệt xong đem phơi nắng, vừa để cho lá chiếu
trắng sáng bóng, vừa cho khô giòn những đầu thừa thòi ra trên mặt lá
chiếu của sợi lác, sợi đay, để dùng dao sắc, phạt cho đứt hết.
Loại
chiếu hoa ở Cẩm Nê không phải dệt chiếu trắng xong mới dùng khuôn in
hoa lên trên nền như một số vùng khác mà phải chọn sợi lác về nhuộm
phẩm, màu sắc tùy theo người chủ. Màu đỏ, màu xanh, màu lục, màu vàng..
Phẩm nấu lên và nhúng sợi lác vào, nhúng từng nạm một và đem phơi. Một
nạm lác có thể nhuộm một hoặc hai ba lần tùy màu phẩm và độ pha chế đậm
nhạt. Những sợi lác màu sau khi phơi khô, được đem dệt chiếu hoa.
Dệt
chiếu hoa nhiều công phu. Ngoài công phu chọn và nhuộm sợi lác còn phải
công phu khi dùng sợi đay mắc canh cửi. Mắc cửi đơn hay kép, mặt cửi
chạm nổi, âm dương thế nào đó để sau này khi dệt, người cầm khổ (go) dệt
sẽ điều khiển khổ cho nổi lên những hình hoa văn trên mặt chiếu. Công
phu nữa là người cầm khổ dệt ngồi trên và giữa mặt cửi đay. Với sự sắp
xếp hình dáng hoa văn và bông hoa hoặc chữ nghĩa (như chữ thọ, chữ song
hỷ) trong đầu, khi ngồi vào khung dệt, tay cầm khổ dệt đồng thời các
ngón tay phải điều khiển các sợi canh đay hoặc nâng lên đè xuống, hoặc
cải ba cải hai để khi con thoi đưa sợi lác vào cho ăn khớp tạo lên hoa
trên mặt chiếu.
Có
thể nói người cầm cái khổ dệt chiếu đồng thời là một họa sĩ trang trí
trên mặt chiếu. Không phải bằng bút lông mà là bằng đôi tay điều khiển
cái khổ và mũi thoi của mình. Thường thường trên một chiếc chiếu hoa, ở
giữa là chữ thọ, dùng trải ở đình làng, các phản nhà lớn..., hoặc chữ
song hỷ nếu dệt cho đám cưới... Còn ở bốn góc thì là tứ linh hoặc bốn
hoa văn lớn, bốn góc chung quanh có hoa văn trang trí nhiều kiểu, nẹp
ngoài hai đường kẻ hoặc đỏ hoặc xanh, trông rất trang nhã hài hòa. Chiếu
hoa dệt lác nhuộm sẵn, hoa văn nổi, cả hai mặt chiếu, một mặt chính một
mặt phụ chứ không như chiếu in hoa chỉ có hoa ở một mặt trên.
Địa điểm tham quan gần đấy:
Bà Nà – Núi Chúa: Là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam. Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông. Đây là điểm đến nổi tiếng của du lịch Đà Nẵng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét